Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Linh đạo của Thánh GH Gioan XXIII

10 Linh đạo trong đời sống 
của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII


  1. Ngày hôm nay, tôi sẽ sống tích cực trọn vẹn, chứ không tìm cách giải quyết mọi vấn đề của đời mình. 
  2. Ngày hôm nay, tôi sẽ chú ý đặc biệt đến dáng vẻ của mình: ăn mặc đơn sơ, không lớn tiếng, lịch sự trong cách ứng xử; tôi sẽ không phê phán ai; tôi cũng sẽ không đòi ai phải ứng xử hoặc kỷ luật ai trừ ra chính con người của mình. 
  3. Ngày hôm nay, tôi vui sướng tin chắc rằng tôi được tạo dựng để sống hạnh phúc, không chỉ cho đời sau mà ngay cả từ đời này. 
  4. Ngày hôm nay, tôi sẽ sống theo hoàn cảnh của mình, mà không đòi hỏi hoàn cảnh phải phù hợp với những ước muốn của tôi. 
  5. Ngày hôm nay, tôi sẽ dành 10 phút để đọc điều gì thật hữu ích, và luôn nhớ rằng lương thực cần cho cuộc sống như thế nào thì đọc điều hữu ích cũng cần thiết để nuôi dưỡng cho linh hồn mình như vậy. 
  6. Ngày hôm nay, tôi sẽ làm một điều tốt mà không kể cho ai nghe. 
  7. Ngày hôm nay, tôi sẽ làm ít nhất một điều tôi không thích: và nếu tôi bị tổn thương, thì tôi cũng không cho ai biết điều này. 
  8. Ngày hôm nay, tôi sẽ hoạch định một chương trình cho riêng tôi: tôi có thể không theo sát được từng chữ, nhưng tôi sẽ có một chương trình như thế. Và tôi sẽ đề phòng hai điều tai hại: cẩu thả và lừng khừng, không dám quyết tâm.
  9. Ngày hôm nay, tôi tin chắc rằng, dù thế nào đi nữa, thì Thiên Chúa vẫn yêu thưong tôi như chỉ có mình tôi trên thế gian này. 
  10. Ngày hôm nay, tôi sẽ không sợ hãi gì. Tôi sẽ không ngần ngại thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên và tin tưởng vào lòng nhân ái của con người và cuộc đời. 
Thật là một linh đạo có hai chiều: theo chiều thẳng đứng hướng lên trời cao nơi Thiên Chúa ngự. Ngài là Đấng tạo dựng nên con người, và theo chiều ngang trải rộng trong đời sống con người dưới mặt đất có giới hạn.

Nguồn: http://www.vietcatholic.org/News/Html/123739.htm

Kinh cầu cho NLĐ - Thánh GH Gioan XXIII

KINH CẦU CHO NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG


Lạy Cha Thánh Giuse vinh hiển,
Cha đã ẩn giấu phẩm giá cao sang
của một người bảo trợ Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ Maria,
dưới dáng vẻ khiêm cung của một người thợ mộc.
Bằng quyền năng khiêm hạ của mình,
Cha vẫn tiếp tục gìn giữ và bảo trợ,
đoàn con cái đang chạy đến kêu cầu Cha.
Cha biết rõ những lo lắng và đau khổ của con người,
bởi lẽ Cha cũng đã từng nếm trải lo lắng và đau khổ
cùng với Đức Giêsu và Mẹ Maria.

Xin đừng để những người lao động khó nghèo,
vì quá bận rộn và lao tác cho cuộc sống này,
mà lãng quên mất cùng đích cuộc đời
của những người được Thiên Chúa tạo dựng.
Xin đừng để những hạt giống của ngờ vực nghi nan,
thống trị và lèo lái linh hồn bất tử của họ.

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Video Lễ Phong Thánh 27.04.2014

VIDEO TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP
LỄ TUYÊN PHONG HIỂN THÁNH
THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII VÀ GIOAN PHAOLÔ II
 

 
Mời xem tại đường link: https://www.youtube.com/watch?v=2qTuL5zCxDQ

Bài giảng ĐTC Phanxicô - Lễ Phong Thánh Giáo Hoàng 27.04.2014

Bài giảng ĐTC Phanxicô
(Lễ Phong Thánh cho 2 Vị Thánh Giáo Hoàng
Gioan XXIII và Gioan Phaolô II)
 
Trung tâm ca ngày Chúa Nht hôm nay, ngày l kết thúc Tun Bát Nht Phc sinh, ngày mà Đc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã mun dâng hiến cho Lòng thương xót Chúa, là các thương tích đy vinh quang ca Đc Giê-su Phc sinh.
Đc Giê-su đã cho các tông đ thy các thương tích ca Người khi ln đu tiên Người hin ra vi h, vào bui chiu sau ngày Sabat, ngày Phc sinh. Nhưng vào bui chiu hôm y, Tôma đã không có mt; và khi các tông đ khác nói vi ông là h đã thy Chúa, ông đáp li rng, nếu ông không thy và không đng chm vào các vết thương Người, ông s không tin. Tám ngày sau, Đc Giê-su đã hin ra ln na ti phòng Tic ly, gia các môn đ, và cũng có Tôma đó. Đc Giê-su quay li và bo ông chm vào các thương tích ca Người. Và con người chân thành này, mt con người đã quen vi vic t mình kim tra mi th, đã qu xung trước mt Đc Giê-su và tht lên: Ly Chúa, Ly Thiên Chúa ca con! (Ga 20,28).

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

ĐTC Gioan Phaolo II với PT Cursillo - Ultreya TG lần III năm 2000

CUỘC GẶP GỠ CỦA ĐGH GIOAN PHAOLÔ II
VỚI CÁC THÀNH VIÊN PHONG TRÀO CURSILLO KITÔ GIÁO
ĐẾN THAM DỰ THÁNH LỄ TOÀN XÁ
Thứ Bảy, 20 tháng 7 năm 2000

Anh chị em rất thân mến
Tôi rất vui mừng gởi lời chào ưu ái đến tất cả quý anh chị em, tề tựu về đây từ khắp năm châu để tham dự Đại Ultreya Hoàn Vũ lần thứ ba của PT Cursillo Kitô Giáo.
Tôi chào mừng các Cursillistas nói tiếng Tây Ban Nha, đến từ Châu Mỹ và từ Tây Ban Nha, để nhớ đến một thời ở thành phố Palma đảo Mallorca đã nảy sinh kinh nghiệm tông đồ này, được Đức Giám Mục Gioan Hervás, một chủ chăn nhiệt thành của cộng đồng giáo phận ấy, sáng lập thành Phong trào Cursillo.
Tôi đón mừng mỗi anh chị em, và khuyến khích anh chị em biến đại hội Ultreya của năm Toàn Xá này thành một thời gian của nỗ lực dấn thân trở lại với cuộc sống thánh thiện và nhiệt huyết tông đồ.
Tôi gởi lời chào thân ái đến tất cả các tham dự viên nói tiếng Pháp.
Tôi gởi lời chào đặc biệt thân ái đến tất cả các anh chị em đến từ các xứ nói tiếng Đức. Mong rằng ngày lễ này sẽ làm cho đức tin anh chị em được thêm vững mạnh.
Tôi chào mừng ông Chủ Tịch Phong Trào Quốc Tế Cursillo Kitô Giáo, và tôi cám ơn những lời ưu ái của ông dành cho tôi nhân danh tất cả anh chị em đây, qua đó ông đã biểu trình lòng gắng bó tận tụy của Phong Trào đối với sứ vụ tông đồ và những hồng ân Chúa đã ban qua trung gian các anh chị em. Tôi chào mừng các vị sáng lập và các linh hướng, cùng với các đại biểu của Phong Trào. Sự hiện diện của quý vị, muôn màu muôn sắc và đầy niềm vui, là bằng chứng sống động của hạt giống nhỏ bé được gieo vào xứ Tây ban Nha cách đây hơn 50 năm, nay đã trở thành một cây cổ thụ sanh nhiều hoa trái của Chúa Thánh Thần. Nó còn tiếp tục là câu trả lời tuyệt vời cho câu hỏi của vị tiền nhiệm khả kính của tôi, Đức Phaolô VI, nhân dịp Đại Ultrya Thế Giới lần đầu tại Rôma: «Liệu Phúc Âm có còn khả năng chinh phục những người lớn […] sống trong văn minh thành thị cũng như nông thôn?»

Kinh lạy Nữ Vương Thiên Đàng trong Mùa Phục Sinh

Tuần lễ này,
mỗi ngày hãy đọc một đoạn về Phục Sinh

Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng ngày thứ hai Phục Sinh

Rôma – 21/4/2014 (Zenit.org)


"Anh chị em hãy nhớ, trong tuần này, mở sách Phúc Âm để đọc những đoạn nói về Phục Sinh mỗi ngày", Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắn nhủ trong giờ kinh kính Đức Mẹ, trưa ngày thứ hai Phục Sinh, trên quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh về sự hiện diện của Đức Trinh Nữ Maria ở giữa các môn đệ, như nguồn mạch hy vọng và vui mừng.
Sau đây là bản dịch toàn văn lời lẽ của Đức Giáo Hoàng đọc bằng tiếng Ý.
 A.B.

Trước kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng
Anh chị em thân mến,
Chúc mừng Phục Sinh tốt đẹp "Cristòs anèsti! – Alethos Nèsti!" "Đức Kitô đã sống lại - Người thật sự đã sống lại!"
Ngài đang ở giữa chúng ta nơi đây, trên quảng trường này.
Tuần này, chúng ta có thể tiếp tục trao đổi những lời chúc tụng Phục Sinh như là ngày đầu: đó là ngày trọng đại Chúa đã làm ra.
Tình cảm nổi trội, toát ra từ những đoạn Tin Mừng về Phục Sinh, là niềm vui đầy kinh ngạc, một sự kinh ngạc to lớn, một niềm vui đến từ bên trong; và trong sách phụng vụ, chúng ta trải nghiệm lại tình trạng tâm thần của các môn đệ trước cái tin mà các phụ nữ báo lại cho các ông: "Chúa Giêsu đã sống lại! Chúng tôi đã thấy Người".
Hãy để cho trải nghiệm đó, được in trong Phúc Âm, in sâu trong tâm hồn chúng ta, và tỏ hiện ra trong đời sống chúng ta.

Giáo lý ĐTC Phanxicô - Phục Sinh 2014

Tại sao tôi lại đi tìm
người sống giữa những người chết

Bài giáo lý về Phục Sinh (toàn văn)

Rôma – 23/4/2014 (Zenit.org)

"Hôm nay, khi về nhà, chúng ta hãy nói trong lòng, trong sự thinh lặng, và tự đặt câu hỏi này: tại sao, trong cuộc đời mình, tôi lại đi tìm người đang sống giữa những kẻ đã chết? Điều này có ích cho chúng ta", Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban lời khuyên trong buổi triều kiến chung ngày thứ tư 23/4/2014 này trên quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Giáo Hoàng đã dành bài giáo lý của ngài cho đề tài Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh.
Ngài đã đưa ra những thí dụ theo kiểu "đi tìm giữa những người chết": "khi chúng ta thu mình vào một hình thức ích kỷ và tự mãn nào đó; khi chúng ta để bị quyến rũ bởi những quyền lực trên trái đất và bởi những sự thế gian, quên đi Thiên Chúa và anh em; khi chúng ta đặt niềm hy vọng trong những phù du trần tục, trong tiền bạc, trong thành công".
Sau đây là bản dịch toàn văn bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bằng tiếng Ý kể cả một vài câu ngài bất chợt thêm vào.
A.B.

Bài Giáo Lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bàng tiếng Ý
Thân chào quý anh chị em!
Tuần này là một tuần lễ vui mừng: chúng ta mừng Chúa Giêsu Phục Sinh. Đó là một niềm vui thật sự, sâu sắc, xây dựng trên sự xác tín từ nay rằng, Đức Kitô phục sinh sẽ không chết nữa, mà Người đang sống và đang hành động trong Hội Thánh và trên thế gian. Sự xác tín này ở trong lòng các tín hữu kể từ sáng ngày Lễ Phục Sinh khi các phụ nữ đã ra mộ Chúa Giêsu và khi thiên thần đã nói với các bà: "Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?" (Lc 24,5).
"Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?" Những lời này như một lằn mốc trong lịch sử; nhưng cũng là một "tảng đá cản đường", nếu chúng ta không mở ra với Tin Mừng, nếu chúng ta nghĩ rằng một Chúa Giêsu chết sẽ ít làm phiền hơn một Chúa Giêsu hằng sống!

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Mừng Chúa Phục Sinh - Alleluia

 
Trong niềm vui mừng Đại lễ Chúa Phục Sinh

Kính chúc quý Cha, quý Tu sỹ Linh hướng và quý anh chị cursillistas MÙA PHỤC SINH TRÀN ĐẦY THÁNH ÂN CỦA CHÚA PHỤC SINH.
 
Nguyện xin Tình Yêu, Niềm Vui và Bình An của Chúa Kitô Phục Sinh luôn tuôn đổ trên từng anh chị cursillista, đặc biệt nơi những Nhóm Kitô hữu hội họp theo phương thức Phong trào, để ACE cùng nhau ca khen chúc tụng Chúa Phục Sinh nơi đời sống chứng nhân của người cursillistas.
 
Ultreya! Alleluia!
 
BPV PT Cursillo Xuân Lộc
 
 

ĐTG 2014

Chặng Đàng Thánh Giá do
Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự
Thứ Sáu Tuần Thánh 2014
Roma, ngày 18/04/2014

Diện mạo của Thiên Chúa - Diện mạo của con người
 


Dẫn Nhập

Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập.
Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Ðấng họ đã đâm thâu. (Ga 19: 35-37).
Lạy Chúa Giêsu chí ái, 
Chúa đã bước lên đồi Golgotha không chút do dự, trong một tình yêu tuyệt đối, và để cho mình bị đóng đinh mà không phàn nàn trách móc. Lạy Người Con khiêm nhu của Mẹ Maria,
Chúa kề vai gánh lấy đêm đen của chúng con để cho chúng con thấy ánh sáng bao la mà Chúa muốn đong đầy trái tim chúng con.
Nơi sự đau khổ của Chúa là ơn cứu độ chúng con trong nước mắt Chúa, chúng con thấy "giờ khắc" mà tình yêu đầy ân sủng của Thiên Chúa được tỏ lộ.
Trong hơi thở cuối cùng của Chúa, như một phàm nhân,
Chúa dẫn chúng con quay về với trái tim của Cha, với bảy lần tha thứ, và Chúa chỉ cho chúng con, trong những lời cuối cùng của mình, con đường dẫn đến sự giải thoát mọi buồn sầu của chúng con.
Lạy Chúa, Đấng là Tất Cả đã Nhập Thể, đã tự trút bỏ ra hư không trên thập tự giá, đến mức chỉ còn một người hiểu được là Mẹ, người đứng trung thành dưới thập giá dành cho tội nhân.
Cái khát của Chúa là suối nguồn hy vọng, bàn tay chìa ra cho cả người trộm có lòng ăn năn, là người ngày nay nhờ Chúa, đã được vào thiên đường.
Lạy Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Xin ban cho tất cả chúng con, lòng thương xót vô hạn của Chúa, một hương thơm Bethany trên thế giới, một tiếng kêu của cuộc sống cho tất cả nhân loại.
Và cuối cùng, khi chúng con phó mình trong tay Cha,
xin mở cho chúng con những cánh cửa của Cuộc Sống muôn đời! Amen.
Xem chi tiết: http://cursillovn.net/TY/BaiGiang-SuyNiem/MuaChay/DTG-2014.doc

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Bài giảng ĐTC - Chiến thuật của Ma Quỷ

Đức Giáo Hoàng cảnh báo:
Có ma quỷ, không được ngây thơ

Bài huấn đức về "chiến thuật" của ma quỷ

Rôma – 12/4/2014 (Zenit.org) Anita Bourdin


Có ma quỷ, dù là ở thế kỷ XXI: chúng ta không được ngây thơ ! Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích trong bài giảng lễ lúc 7 giờ sáng ngày thứ Sáu 11/4/2014, tại nhà nguyện trong Nhà Thánh Martha ở Vatican.
Chiến thuật của ma quỷ
"Tất cả chúng ta đều bị cám dỗ, Đức Giáo Hoàng giải thích, bởi vì quy luật đời sống thiêng liêng, đời sống Kitô giáo, là một cuộc đấu tranh: một cuộc đấu tranh. Bởi vì thủ lãnh thế gian này – ma quỷ - không muốn chúng ta nên thánh, không muốn chúng ta đi theo Đức Kitô. Có người trong anh chị em, có lẽ, tôi không biết, có thể nói: 'Nhưng, thưa Cha, Cha thật là già rồi: nói chuyện ma quỷ ở thế kỷ XXI!' Nhưng, anh chị em biết đó, ma quỷ có thật! Ma quỷ có thật. Kể cả ở thế kỷ XXI! Và chúng ta không được ngây thơ! Chúng ta phải học từ Phúc Âm cách thức đấu tranh chống lại nó". 
Đức Giáo Hoàng chỉ rõ kiểu mẫu nơi Đức Giêsu Kitô: "Đời sống của Chúa Giêsu là một cuộc đấu tranh. Ngài đến để chiến thắng sự dữ, chiến thắng lãnh tụ của thế gian này, chiến thắng ma quỷ": ma quỷ, "thường hay cám dỗ Chúa Giêsu và trong cuộc đời của Ngài, Chúa Giêsu đã trải nghiệm cám dỗ " và "những sự bách hại". Những người đã chịu phép Rửa, "chúng ta muốn đi theo Chúa Giêsu", "chúng ta phải biết rõ sự thật này", Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh.
"Chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng bị cám dỗ, ngài giải thích, chúng ta cũng là mục tiêu của những cuộc tấn công của ma quỷ, bởi vì ác thần không muốn chúng ta nên thánh, nó không muốn sự làm chứng Kitô giáo của chúng ta, nó không muốn chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu. Và ác thần làm thế nào để khiến chúng ta lánh xa con đường của Chúa Giêsu, với những cám dỗ của nó?"
Đức Giáo Hoàng mô tả "ba đặc tính" của điều có thể gọi là, sau Lewis,  "chiến thuật của ma quỷ": "Những cám dỗ của ma quỷ có 3 đặc tính và chúng ta phải biết chúng để không bị sa  bẫy. Ma quỷ làm cách nào để khiến chúng ta rời xa con đường Chúa Giêsu  Cám dỗ bắt đầu nhẹ nhàng, nhưng nó lớn dần lên: nó luôn lớn lên. Thứ nhì, nó lớn lên và truyền nhiễm sang người khác, nó truyền sang người khác, nó tìm cách lan vào cộng đoàn. Và sau cùng, để trấn an linh hồn, nó tự bào chữa. Nó to ra, nó truyền nhiễm và nó bào chữa".

Huấn từ ĐTC Phanxicô - Hội nghị Giải Phẫu Ung Thư của Ý

Bác sĩ phải chữa trị cả thể xác và tinh thần

Thông điệp cho Hội giải phẫu ung thư của Ý (toàn văn)

Rôma – 14/4/2014 (Zenit.org)


Đức Giáo Hoàng kêu gọi các nhân viên điều trị hãy cống hiến cho người bệnh "một sự săn sóc toàn diện, coi trọng phẩm giá con người trong tổng thể và phối hợp với những săn sóc y khoa, sự nâng đỡ nhân bản, về tâm lý và xã hội, bởi vì người thầy thuốc phải điều trị toàn diện; thể xác con người, với tầm vóc tâm lý, xã hội và cả tinh thần".
Quả vậy, con người vốn là "sự hợp nhất thể xác và tinh thần", "kể cả bệnh hoạn, đau đớn hay thống khổ, không chỉ liên quan đến tầm vóc thể xác, mà đến toàn bộ con người", ngài giải thích.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp kiến các tham dự viên Hội Nghị của Hội giải phẫu ung thư Ý với chủ đề "Giải phẫu hệ tiêu hóa. Những xu hướng mới và khảo sát phí tổn" ("Digestive Surgery. New trend and spending review"), được tổ chức bởi Đại Học "La Sapienza" ở Rôma và bởi bệnh viện Saint-André, hôm thứ bẩy vừa qua, 12/4/2014, tại Vatican. 

Huấn từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Anh chị em thân mến,
Tôi chào mừng tất cả quý anh chị em đã đến tham dự Hội Nghị Hội Giải Phẫu Ung Thư của Ý, được tổ chức bởi Đại Học La Sapienza ở Rôma và bởi bệnh viện Thánh An-rê. Đón tiếp quý anh chị em, tôi nghĩ đến tất cả những người nam, nữ mà anh chị em điều trị, và tôi cầu nguyện cho họ.
Sự khảo cứu khoa học đã nhân lên khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh tật, nó đã khám phá ra những phương pháp điều trị để chữa rất nhiều các bệnh khác nhau. Anh chị em cũng vậy, anh chị em đã làm việc cho mục đích này: một sự dấn thân có giá trị to lớn, để mang lại một giải đáp cho những mong đợi và cho những hy vọng của biết bao bệnh nhân trên toàn thế giới.
Nhưng để có thể nói về 'sức khỏe đầy đủ', điều cần là đừng quên rằng con người đã được tạo dựng theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa, và là sự hợp nhất thể xác và tinh thần. Người Hy Lạp chính xác hơn khi nói rằng: thể xác, linh hồn và tinh thần. Chính là sự hợp nhất này, người ta có thể phân biệt hai yếu tố này, nhưng không thể tách rời chúng ra được, bởi vì con người là một. Như thế, dù là bệnh hoạn, dù là trải nghiệm đau đớn hay thống khổ, cũng không chỉ liên quan đến phần thể xác mà thôi, nhưng liên quan đến con người toàn diện. Từ đó, có sự đòi hỏi một sự điều trị toàn bộ, coi trọng con người trong tổng thể và kết hợp những chăm sóc y khoa – chăm sóc "kỹ thuật" - với cả sự nâng đỡ nhân bản, tâm lý và xã hội, bởi vì người thầy thuốc phải điều trị toàn bộ: thể xác con người, cùng với tầm vóc tâm lý, xã hội và kể cả tinh thần; và sự đồng hành tinh thần và sự nâng đỡ thân nhân người bệnh. Để cho chuyện này, việc cần thiết là các tác nhân ngành y tế "phải được hướng dẫn bởi một nhãn quan hoàn toàn nhân bản của bệnh tật, và từ đó, biết thực hiện một sự gần gũi nhân bản đầy đủ với người bệnh đang đau đớn" (ĐGH Gioan Phaolô II, Motu Proprio Dolentium hominum, 11/02/1985).