Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Bài giảng ĐTC Phanxicô - Lễ MMTC 2014

Thiên Chúa hay thế gian,
chọn đúng bàn tiệc để được no đầy

Thánh lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô (toàn văn)

Rôma – 19/6/2014 (Zenit.org)

"Của ăn làm no đầy chỉ là của ăn Chúa ban cho", Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh. Ngài mời gọi hãy chọn "bàn tiệc của Chúa" và đừng chọn bàn tiệc của thế gian, vì đó là "bàn ăn của dân nô lệ".
Nhân lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô được cử hành tại Vatican hôm thứ năm 19/6/2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chủ lễ trên thềm vương cung thánh đường Thánh Gioan Latran vào lúc 07 giờ chiều.
"Ngoài cái đói thể chất, con người còn mang trong mình một cái đói khác nữa, cái đói không thể thỏa mãn bằng của ăn bình thường", ngài lưu ý: "Đó là một cái đói sự sống, một cái đói tình yêu, một cái đói sự vĩnh hằng" chỉ có thể làm no nê bằng "của ăn Chúa ban cho".
Trong bí tích Thánh Thể, "tình yêu của Chúa thông truyền: một tình yêu to lớn đến độ tự nó có thể nuôi sống chúng ta, một tình yêu cho không, luôn luôn sẵn sàng dành cho mọi người đói khát cần lấy lại sức".
"Trải nghiệm đức tin có nghĩa là để mình được Chúa nuôi sống và xây dựng cuộc đời của mình, không phải trên những của cải vật chất, mà trên thực tế bất diệt: các ân điển của Thiên Chúa, của Lời Người và của Thánh Thể Người", ngài nói thêm.
Của ăn này của Chúa "khác với các của ăn khác", có khi có vẻ như "bắt mắt" và "ngon hơn": tiền bạc, thành công, sa hoa, quyền lực…
Cũng như dân Israel trong sa mạc, "họ thèm thịt, thèm hành mà họ thường ăn ở Ai-cập trên bàn ăn của dân nô lệ" Đức Giáo Hoàng đã mời gọi hãy xét mình: "Và tôi nữa? Tôi muốn ăn ở đâu? Ở bàn tiệc của Chúa? hay tôi lại mơ ước ăn những món ngon, nhưng trong sự nô lệ? Bàn tiệc của Chúa cứu độ tôi, hay bàn tiệc của tỏi và hành của kiếp nô lệ?" 
Cuối Thánh Lễ, cuộc rước kiệu Mình Thánh đã diễn ra – không có Đức Giáo Hoàng - dọc theo đường Merulana đến tận vương cung thánh đường Đức Bà Cả, nơi đây Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban phép lành trọng thể.


A.K.
Bài giảng lễ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
"Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em… đã cho anh em ăn ma-na là của ăn mà anh em chưa từng biết" (x. Đnl 8, 2-3).
Những lời này của ông Mô-sê nhắc tới lịch sử của dân Israel, mà Thiên Chúa đã đưa ra khỏi Ai-cập, thoát kiếp nô lệ, và Người đã dẫn dắt trong suốt 40 năm trong sa mạc để đến Đất Hứa. Khi đã định cư trên đất, dân được chọn đã đạt tới một mức độ tự chủ nào đó, một sự thoải mái nào đó và họ đã có nguy cơ quên đi những biến cố đau buồn của quá khứ, được vượt qua nhờ vào sự can thiệp của Thiên Chúa và lòng nhân từ vô bờ bến của Người. Sách Thánh khuyên bảo nên nhớ lại, và tưởng niệm hành trình đã vượt qua trong sa mạc, nhớ lại cái thời đói kém và thiếu thốn tiện nghi. Lời mời gọi của ông Mô-sê là trở về với điều cốt yếu, về kinh nghiệm của sự lệ thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa, khi sự sống còn của con người chỉ biết ký thác vào trong bàn tay của Người, để con người hiểu rằng "người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời miệng Đức Chúa phán ra" (Đnl 8, 3). Ngoài cơn đói thể chất, con ngươi còn mang trong minh một cơn đói khác, cơn đói không được thỏa mãn bởi của ăn bình thường. Đó là một cơn đói sự sống, một cơn đói tình yêu, một cơn đói sự vĩnh hằng. Và dấu chỉ Man-na, cũng như tất cả kinh nghiệm của cuộc vượt thoát, cũng mang trong nó tầm kích này: đó là hình ảnh của một của ăn không làm thỏa mãn cơn đói sâu đậm trong con người. Chúa Giêsu ban cho chúng ta của ăn đó, hay đúng hơn, chính Người là bánh hằng sống ban sự sống cho thế gian (x. Ga 6, 51). Mình Thánh của Người đích thực là của ăn dưới hình dạng tấm bánh; Máu Thánh của Người đích thực là của uống dưới hình dạng rượu nho. Không phải chỉ là một thức ăn làm cho thân xác chúng ta no nê, cũng như man-na; Mình Thánh Chúa Kitô là bánh của thời đại sau cùng, có thể ban sự sống, và sự sống đời đời, bởi vì chất liệu của tấm bánh này là tình yêu.

Đội bóng vĩ đại của Chúa Giêsu

WORLD CUP 2014
Bn say mê bóng đá? Bn hâm m các tuyn th? Bn có th thc c đêm đ dõi theo tng đường bóng và reo hò c vũ nng nhit? Bn ước mơ mình cũng có th tr thành cu th đá bóng như thế?
Vy hãy nhìn xem đi hình ra quân ca đi bóng Giêsu nhé. Bn cm thy thế nào? Bn có hy vng mt ngày mình được vào danh sách chính thc ca đi bóng này không? Cùng dõi theo nhé.
ĐI BÓNG VĨ ĐI CA CHÚA

Nếu các thánh to nên 1 đi bóng, thì đi bóng ti ưu (theo quan đim ca Inzaghi) da trên sơ đ 4-1-2-1-2.
1.      Th môn: Thánh Matthêu
Xut thân là 1 người thu thuế nên Matthêu luôn có xu hướng gi rt chc nhng vt quý giá (c thế trong trn đu là bóng). Ngoài ra, ông cũng là mt người rt thông minh (tác gi sách Tin Mng) nên kh năng đc trn đu, ra vào ca Matthêu là rt hp lý. Tài năng ca ông có th sánh ngang vi Casillas ca Tây Ban Nha
2.      Hậu vệ cánh trái: Thánh Phanxicô Xaviê
Vi đôi chân tuyt vi ca mình (đã đi qua rt nhiu nước bng vic cuc b), Phanxicô Xaviê là mu cu th lên công v th xut sc như Ashley Cole (Anh)
3.      Trung vệ – Đội trưởng: Thánh Phêrô
Là người luôn sn sàng bo v Chúa bng mi cách (như rút gươm chém chết tên đy t trong vườn du), nên Phêrô luôn sn sàng tham gia vào các đim nóng trên sân. Nói cách khác Phêrô chính là hòn đá tng chn trước mt khung thành. Đng thi ông cũng là người có tiếng nói quan trng nht trong các Thánh Tông đ và là ngun đng viên tinh thn rt ln cho các Tông đ khác. Chiếc băng th quân được trao cho Phêrô là hòan toàn xng đáng. Đim yếu ca Phêrô là tc đ chm và nóng tính. Phong cách thi đu ca Phêrô ging như đi trưởng F. Cannavaro ca Ý.
4.      Trung vệ: Thánh Andrê
Đây chính là anh rut ca Phêrô, do vy không ai hiu Phêrô hơn Andrê. Đng thi, vi tính tình trm tĩnh, phong cách thi đu trm lng nhưng tnh táo ca ông s là s b sung rt tt cho vic nóng tính ca Phêrô. Ngoài ra, th lc cũng là đim mnh ca v Tông đ có bit danh Người sc mnh này. Anrê ging như Lucio ca Brazil.

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Giáo lý ĐTC Phanxicô - Giáo Hội (1)

Điều kiện để tham gia Giáo Hội?
Tin tưởng vào Thiên Chúa

Bài giáo lý ngày 18 tháng 6 năm 2014 (toàn văn)

Rôma – 18/6/2014 (Zenit.org)

Giáo Hội, chính là dân mà Thiên Chúa đã hình thành "với tất cả những người nghe theo Lời Người và cất bước lên đường, tin tưởng vào Người. Đó là điều kiện duy nhất: tin tưởng vào Thiên Chúa. Nếu bạn tin tưởng vào Thiên Chúa, nếu bạn nghe lời Người và cất bước lên đường, đó chính là Giáo Hội", Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích.
Ngài cũng nhắc rằng Giáo Hội không thể thu gọn vào "các linh mục, các giám mục, hay Vatican… Những đấng bậc đó đều là thành phần của Giáo Hội, nhưng Giáo Hội, chính là tất cả chúng ta, cùng một gia đình, cùng một người mẹ".
Đức Giáo Hoàng đã khởi đầu một loạt bài giáo lý mới về Giáo Hội, trong buổi triều kiến chung ngày thứ Tư 18/6/2014 này trên quảng trường Thánh Phêrô.
Trong Giáo Hội, ngài nhấn mạnh, "tình tyêu thương của Thiên Chúa đi trước hết, Thiên Chúa luôn là đứng đầu… Khi chúng ta tới, Người chờ đợi chúng ta, Người kêu gọi chúng ta, Người làm cho chúng ta bước đi". Kể cả đối với "kẻ đại tội nhân", Đức Giáo Hoàng xác quyết: "Người còn chờ đợi bạn nhiều hơn nữa và Người chờ đợi bạn với nhiều yêu thương, bởi Người đứng đầu".
"Là Giáo Hội, chính là cảm thấy mình ở trong bàn tay Thiên Chúa, là Cha yêu thương chúng ta, vuốt ve chúng ta, chờ đợi chúng ta, làm cho chúng ta cảm nhận được lòng dịu hiền của Người", ngài nói tiếp, và nhắc nhở rằng từ thời ông Abraham, Thiên Chúa muốn "hình thành một dân tộc được chúc phúc bởi tình yêu thương của Người và mang lại cho tất cả mọi dân tộc trên trái đất sự chúc phúc của Người".

A.K.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào quý anh chị em!
Và tôi ngợi khen anh chị em, bởi vì anh chị em đã can đảm, với thời tiết này, không biết có mưa hay không… Hoan hô! Chúng ta hãy hy vọng là chúng ta sẽ kết thúc buổi triều kiến không có mưa, cầu mong Chúa thương xót chúng ta!
Hôm nay, tôi khởi sự một chuỗi bài giáo lý về Giáo Hội. Cũng giống như một đứa con nói về chính bà mẹ của mình, về chính gia đình của mình. Nói về Giáo Hội, chính là nói về mẹ chúng ta, gia đình chúng ta. Quả vậy, Giáo Hội không phải một cơ chế có mục đích nhằm cho chính mình, cũng không phải là một hội đoàn tư nhân, một tổ chức phi chính phủ (NGO), và cũng cần phải hạn chế việc thu hẹp nhãn quan của mình vào những thành phần của giáo sĩ hay vào Vatican… "Giáo Hội suy nghĩ…". Nhưng Giáo Hội, là tất cả chúng ta! "- Cha muốn nói tới ai vậy? – Không, các linh mục…". À, các linh mục là những thành viên của Giáo Hội, nhưng Giáo Hội, chính là tất cả chúng ta! Chúng ta đừng thu hẹp Giáo Hội vào các linh mục, các giám mục, hay Vatican… Tất cả các vị đó đều thuộc Giáo Hội, nhưng Giáo Hội, chính là tất cả chúng ta, cùng một gia đình, cùng một bà mẹ. Và Giáo Hội là một thực tế rộng lớn hơn nhiều, mở ra cho toàn thể nhân loại chứ không sinh ra trong một phòng thí nghiệm, Giáo Hội không sinh ra trong một phòng thí nghiệm, Giáo Hội không bỗng dưng sinh ra. Giáo Hội được Chúa Giêsu dựng lên, nhưng chính là dân tộc với một lịch sử lâu đời sau lưng và một sự chuẩn bị vốn đã khởi sự rất lâu trước cả Đức Kitô nữa.

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

K3N 2014 - Xuân Lộc

PT CURSILLO XUÂN LỘC
CHÚC MỪNG TÂN CURSILLISTAS K3N 2014 XUÂN LỘC

TẠ ƠN CHÚA VÌ MUÔN NGÀN ĐỜI CHÚA VẪN TRỌN TÌNH THƯƠNG

XIN GIỮ MÃI NGỌN LỬA ĐÃ ĐƯỢC THẮP LÊN TRONG K3N
ĐỂ SỐNG MỘT KHÓA CURSILLO BẤT TẬN TRONG ĐỜI SỐNG NGÀY THỨ TƯ
TRONG TINH THẦN
MỘT TAY NẮM LẤY CHÚA - MỘT TAY NẮM LẤY ACE

BĐH - TDV K3N #17 NAM - XUÂN LỘC

TRỢ TÁ K3N #17 NAM - XUÂN LỘC

BĐH - TDV K3N #18 NỮ - XUÂN LỘC

TRỢ TÁ K3N #18 NỮ - XUÂN LỘC