Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Huấn từ ĐTC Phanxicô - 22.09.2014

"Lời nói mà không có làm chứng chẳng ích lợi gì"

Đại Hội của Hội Đồng về Tái truyền giảng Phúc Âm

Rôma – 22/9/2014 (Zenit.org)

"Lời nói mà không có làm chứng thì chẳng ích lợi gì", Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố hôm 19/9/2014 : quả là sự làm chứng "có thể đánh động và làm thay đổi lòng người", chính nó "làm cho lời nói có giá trị".
Đức Giáo Hoàng đã gặp các tham dự viên cuộc hội ngộ quốc tế "Dự án mục vụ của tông huấn Evangelii gaudium", được tổ chức bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Tái truyền giảng Phúc Âm, từ ngày 18 đến ngày 20/9/2014 tại Vatican.
Ngài đã yêu cầu họ "nhẫn nai và kiên trì": "Chúng ta không có 'đũa thần' cho mọi chuyện, nhưng chúng ta có lòng tin tưởng vào Chúa là Đấng đồng hành với chúng ta và không bao giờ bỏ rơi chúng ta".
Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi hãy "dấn thân cụ thể" để đáp lại "tất cả những người, đang ở ngoài lề cuộc sống hiện nay, đang bối rối và chán chường và đang đợi chờ Giáo Hội", "tất cả những người đó đang sống trong rất nhiều đau đớn và cầu xin Giáo Hội hãy là một dấu chỉ của sự gần gũi, của lòng nhân lành, của sự liên đới và của lòng thương xót của Chúa.
Trước những "đòi hỏi mục vụ" nặng nề, đang có nguy cơ "làm sợ hãi", ngài đã khuyến cáo chống lại cám dỗ "tự khép mình lại trong một thái độ sợ hãi và thủ thế", và chống lại "cám dỗ của sự tự mãn và chủ nghĩa giáo phẩm, quy tắc hóa đức tin thành quy định và chỉ thị".
Mục vụ cũng không phải là "một chuỗi sáng kiến xung năng" nơi người ta "cữ mãi bận bịu gia tăng hoạt động, hơn là chú tâm đến những con người và sự gặp gỡ của họ với Thiên Chúa", ngài nói thêm: những người "cầu xin điều họ xin với Chúa Giêsu: đồng hành và gần gũi".
 Nhấn mạnh trách nhiệm của các cộng đoàn Kitô hữu, Đức Giáo Hoàng đã khuyến khích hãy "mỗi ngày năng ra ngoài để đi gặp những người đang đi tìm Chúa. Tới với những người yếu hèn nhất, những người nghèo khó nhất… dù chỉ là trong một tiếng đồng hồ".
A.K.
Diễn văn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào quý anh chị em,
Tôi sung sướng được tham gia vào công việc của anh chị em và tôi cảm ơn Đức Cha Rino Fisichella vì sự giới thiệu của Đức Cha. Tôi cảm ơn vì đoạn "đời" này: đó là đời sống! Cảm ơn.
Anh chị em làm việc cho mục vụ trong các Giáo Hội khác nhau trên thế giới, anh chị em tập họp lại để cùng nhau suy nghĩ về dự án mục vụ của Evangelii gaudium. Quả vậy, chính tôi đã viết rằng tài liệu này có "một ý nghĩa lập trình và những hậu quả quan trọng" (EG số 25). Và nó không có thể khác đi khi đó là vấn đề sứ vụ chính của Giáo Hội, nghĩa là truyền giảng Phúc Âm! Tuy nhiên, có những giai đoạn mà xứ vụ này trở nên cấp bách và trách nhiệm của chúng ta cần phải được làm cho sắc bén lên.
Thứ nhất, đã hiện ra trong trí nhớ của tôi, những lời lẽ của Phúc Âm thánh Mátthêu đoạn nói về Chúa Giêsu "khi thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt" (Mt 9, 36). Có bao người, trong ngoại vi đời sống hiện nay, "đang lầm than vất vưởng" và đợi chờ Giáo Hội, đợi chờ chúng ta! Làm thế nào để họ tìm gặp được chúng ta? Làm thế nào để chia sẻ với họ kinh nghiệm đức tin, kinh nghiệm tình yêu của Thiên Chúa, và kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Giêsu? Đó là trách nhiệm của các cộng đoàn chúng ta và mục vụ của chúng ta.

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Giáo lý ĐTC Phanxicô về Giáo Hội (7) - 17.09.2014

Cộng đoàn Kitô hữu không đi ra thì sẽ chết

Bài giáo lý ngày 17 tháng 9 năm 2014 (Toàn Văn)

Rôma – 18/9/2014 (Zenit.org)

Cộng đoàn Kitô hữu không đi ra thì sẽ chết: đó là cụ thể lời cảnh báo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong buổi triều kiến chung ngày 17/9/2014, trên quảng trường Thánh Phêrô.
Sáng hôm thứ Tư vừa qua, Đức Giáo Hoàng đã đọc bài giáo lý thứ bẩy của ngài dành nói về Hội Thánh: sau bài "Thiên hứng của Chúa" (1), "Sự thống thuộc của các Kitô hữu vào Giáo Hội" (2), "Giáo Hội là một giao ước mới và một dân tộc mới" (3), "Giáo Hội là duy nhất và thánh thiện" (4), "tính từ mẫu của Giáo Hội" (5) và "Giáo Hội giáo dục về lòng nhân từ" (6), Đức Giáo Hoàng đã suy niệm về "Giáo Hội công giáo và tông truyền" (7).  
"Nếu Giáo Hội được phát sinh là công giáo, điều này có ý nói rằng, Giáo Hội được sinh ra để "đi ra ngoài", được sinh ra là thừa sai", ngài đã giải thích khi lưu ý rằng "nếu các Tông Đồ cứ ở trong Phòng Tiệc Ly, không bước ra ngoài để mang đi Tin Mừng, thì Giáo Hội sẽ chỉ là giáo hội của một dân tộc, một thị xã, một phòng tiệc nào đó mà thôi".  
Ngày hôm nay, những người đã chịu Phép Rửa đứng ở vị trí "tiếp nối liên tục với nhóm các Tông Đồ này, đã nhận lãnh Thánh Thần và đã "đi ra ngoài để giảng dạy": Họ cũng được "sai đi để mang đến cho mọi người sự loan báo Tin Mừng này, cùng với những chỉ dấu của lòng nhân lành và quyền năng của Thiên Chúa", Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh.
Ngược lại, cộng đoàn mà "tự khép kín, giữa một số những người được chọn lựa" tự coi mình "là những người duy nhất được lãnh nhận sự chúc lành của Thiên Chúa", sẽ chết: "Trước tiên, họ sẽ chết về linh hồn và rồi đến thể xác, bởi vì họ không có sự sống, họ không có khả năng sinh ra sự sống, cho những người khác, cho những dân tộc khác: họ không là tông đồ".
Sau cùng, ngài kết luận, tham gia vào một Giáo Hội "công giáo và tông truyền", tức là "ôm lấy trong lòng sự cứu độ của nhân loại, là không cảm thấy dửng dưng hay bàng quan trước số phận của bao nhiêu anh em khác, mà mở lòng ra và liên đới với họ… tức là hiểu đưọc sự sung mãn, sự bù đắp, sự hài hòa của đời sống Kitô giáo, luôn gạt bỏ những lập trường riêng lẻ, đơn phương, tự khép kín".
A.K.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào quý anh chị em,
Tuần này, chúng ta tiếp tục nói về Giáo Hội. Khi chúng ta tuyên xưng đức tin, chúng ta khẳng định rằng Giáo Hội là "công giáo và tông truyền". Nhưng thực chất ý nghĩa hai từ này, hai tĩnh từ gán cho Giáo Hội là thế nào? Giá trị của hai từ này đối với cộng đoàn Kitô hữu và với mỗi người chúng ta như thế nào?
1. Công Giáo có nghĩa là hoàn vũ. Một định nghĩa đầy đủ và rõ ràng đã được một trong những Thượng Phụ của Giáo Hội trong những thế kỷ đầu để lại cho chúng ta, là thánh Cyril thành Giêrusalem, khi ngài xác định: "Giáo Hội được gọi là công giáo, khẳng định có nghĩa là hoàn vũ, bởi sự kiện là Giáo Hội được truyền đạt cho tất cả mọi nguời từ đầu đến cuối trái đất; bởi vì mang tính phổ quát, không loại trừ ai, Giáo Hội giảng dạy tất cả mọi chân lý mà mọi người đều phải biết, những chân lý liên quan đến chuyện trên trời cũng như chuyện dưới đất".

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Cầu nguyện với ĐHY FX N.V.Thuận

KINH XIN ƠN
VỚI ĐYH FX NGUYỄN VĂN THUẬN
Ngày mất: 16/09/2002
Ngày Tòa Thánh mở án phong Chân Phước: 22/10/2010
Lạy Thiên Chúa toàn năng và hằng có đời đời,
là Cha và Con và Thánh Thần,
con cảm tạ Chúa vì đã ban cho Hội Thánh
gương chứng tá anh dũng
của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Kinh nghiệm khổ đau trong ngục tù,
được Ngài sống liên kết với Chúa Kitô chịu đóng đinh,
dưới bóng che chở hiền mẫu của Mẹ Maria,
đã rèn luyện Ngài nên một chứng nhân sáng ngời
cho Hội Thánh và toàn thế giới,
về sự hiệp nhất và tha thứ,
cũng như về công lý và hòa bình.
Con người dễ thương mến
cùng với sứ vụ mục tử Giám Mục của Ngài
tỏa chiếu rạng ngời ánh sáng của đức tin,
nhiệt tâm của niềm hy vọng
và sức nồng ấm của đức ái.
giờ đây, nhờ lời bầu cử của Ngài và theo Thánh Ý Chúa,
xin Chúa ban cho con được ơn đang khẩn cầu……..
với niềm hy vọng thấy Ngài
sớm được vinh hiển trên bàn thờ. Amen.

PTXL MỪNG NGÀY TRUYỀN THỐNG 13.09.2014

TÓM KẾT SINH HOẠT

NGÀY TRUYỀN THỐNG PT CURSILLO XUÂN LỘC 
13.09.2014
Trong tâm tình cảm tạ hồng ân Chúa, Thứ Bảy ngày 13.09.2014, vào lúc 8h30, Phong trào Cursillo Xuân Lộc đã long trọng tổ chức buổi sinh hoạt mừng lễ Suy Tôn Thánh Giá, ngày Truyền Thống của Phong trào Cursillo Xuân Lộc tại Giáo xứ Bùi Chu – Hạt Phú Thịnh, Giáo phận Xuân Lộc.
Với không khí hân hoan mừng ngày truyền thống, cũng là ngày ACE cursillistas gặp gỡ, cùng nhau cầu nguyện, chia sẻ và cảm tạ hồng ân Chúa về các Khóa Tĩnh Huấn năm 2014 vừa qua thành công tốt đẹp, đồng thời chào đón ACE tân cursillistas Khóa #17 và #18 XL 2014.
Đến tham dự sinh hoạt ngày truyền thống gồm có:
-         Đức ông Vinhsơn – Tổng Đại Diện GPXL.
-     Cha Giuse Đinh Nam Hưng – Quản Hạt Phú Thịnh – Chánh xứ Bùi Chu - Linh hướng GĐHHKTG Cursillo GP Xuân Lộc
-         Quý cha, quý tu sỹ nam nữ trong Ban linh hướng
-         Quý khách và gần 500 quý anh chị cursillistas từ 12 Liên Nhóm trong toàn GP Xuân Lộc.
Từ lúc 7h30´, một số ACE cursillistas ở các Liên Nhóm lân cận đã đến để chuẩn bị cho buổi sinh hoạt. Một số Liên Nhóm ở xa như Phương Lâm đã phải khởi hành từ rất sớm (5h30) để có thể hiện diện vào lúc 8h00 cùng gặp gỡ ACE.
Mặt bằng Xuân Lộc trải rộng, trên 6000 km2, điểm cực Bắc và điểm cực Nam cách nhau 200 km, tổng số 1.142 cursillistas hiện diện trên 12 Liên Nhóm (Giáo hạt) gồm hơn 80 Giáo xứ. Do đó, việc tổ chức Ultreya để quy tụ cursillistas toàn giáo phận hàng tháng là điều khó khăn trong giai đoạn hiện nay, do vậy Ultreya hàng tháng được các Liên Nhóm/ cụm Liên Nhóm tự linh động tổ chức theo nhu cầu thực tế tại địa phương; và Ultreya cấp Giáo phận được tổ chức 2 lần/ năm vào ngày lễ mừng kính Thánh Phaolô Quan Thầy PT 25/01 và ngày truyền thống mừng lễ Suy Tôn Thánh Giá 14/09.
Đây là lần thứ hai PT Cursillo Xuân Lộc tổ chức Đại Ultreya cấp Giáo phận ngay tại giáo xứ của cha linh hướng, trung tâm sinh hoạt của Phong trào Giáo phận, vì cũng là nơi tổ chức sinh hoạt Trường Lãnh Đạo hàng tháng.
Được sự trợ giúp của cha linh hướng Giuse và quý cha, quý BPV và các Hội đoàn trong giáo xứ, đặc biệt là quý chị Hiền Mẫu, nên buổi Ultreya + Thánh lễ diễn ra tốt đẹp.
Với gần 5 giờ sinh hoạt cùng nhau bên Thầy Chí Thánh, ACE cursillistas Xuân Lộc đã có những giây phút linh thánh để nhau cùng cảm nghiệm về 3 cuộc gặp gỡ: gặp gỡ chính mình, gặp gỡ Chúa và gặp gỡ ACE trong đời sống Ngày Thứ Tư.
Ước mong với những tâm tình sốt mến được khởi sự tại Khóa Cursillo 3 Ngày, và lửa mến, lòng nhiệt thành được thắp lên qua các sinh hoạt Phong trào, người cursillistas sẽ được tiếp thêm sức mạnh, và hăng hái lên đường làm chứng cho tình yêu Chúa giữa lòng thế giới hôm nay.
Sau đây xin ghi nhận một số điểm chính của buổi sinh hoạt:
Xem và download tại đường link: 

Bài giảng ĐTC Phanxicô - Lễ STTG 14.09.2014

Thánh Giá Chúa Giêsu, biểu tượng bạo lực của sự dữ và biểu tượng nhân lành của lòng thương xót.

Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô giờ Kinh Truyền Tin (toàn văn)

Rôma – 14/9/2014 (Zenit.org)


Thánh Giá Chúa Giêsu nói lên hai điều, Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích: "tất cả sức mạnh tiêu cực của sự dữ, và tất cả sự nhân lành toàn năng của lòng thương xót Chúa".
Quả là Đức Giáo Hoàng đã dành bài huấn đức của ngài, trước Kinh Truyền Tin, để nói về ý nghĩa ngày lễ 14/9/2014, lễ kính Thánh Giá vinh hiển.
"Tại sao lại cần phải có Thánh Giá? Tại vì sự trầm trọng của điều ác đang bắt chúng ta làm nô lệ, Đức Giáo Hoàng đã dạy trước Kinh Truyền Tin trưa, trên quảng trường Thánh Phêrô.
Sau Kinh Truyền Tin, ngài đã minh họa thêm lời lẽ của ngài khi nêu lên cái xấu của chiến tranh – "một bài học mà nhân loại đã chưa học thuộc" sau cuộc Đại Chiến, cũng như cuộc chiến đang xẩy ra tại Cộng Hòa Trung Phi. Ngài đã chào mừng phái đoàn hòa bình của LHQ tại xứ đó.
Ngài cũng nói lên sự gần gũi cua ngài với các Kitô hữu đang bị bách hại vì lòng trung thành của họ với cây Thánh Giá Chúa Giêsu, dấu hiệu tình yêu nhân lành của Thiên Chúa.
A.B.
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin
Thân chào quý anh chị em!
Ngày 14 tháng 9, Giáo Hội cử hành mừng lễ Vinh Danh Thánh Giá. Một người không phải là Kitô hữu có thể hỏi chúng ta: tại sao "vinh danh" Thánh Giá? Chúng ta có thể trả lời rằng chúng ta không vinh danh bất cứ cây thập giá nào: chúng tôi vinh danh cây Thánh Giá Chúa Giêsu, bởi vì nơi cây Thánh Giá đó biểu hiện tuyệt đỉnh tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người. Đó là điều Phúc Âm thánh Gioan nhắc nhở cho chúng ta trong kinh phụng vụ ngày hôm nay: "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một" (Ga 3, 16). Chúa Cha đã "ban" Con của Người để cứu độ chúng ta, và điều này bao gồm cả cái chết của Chúa Giêsu và cái chết của Người trên cây thập giá.

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Giáo lý ĐTC Phanxicô về Giáo Hội (tt) - 10.09.2014

Lòng nhân từ giúp tái hội nhập xã hội

Bởi vì lòng nhân từ làm thay đổi lòng người, cuộc đời và thế giới.

Rôma -10/9/2014 (Zenit.org)

Theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, lòng nhân từ cũng giúp cho những người từng bị tù tội tái hội nhập xã hội.
Chính lòng nhân từ có thể làm thay đổi lòng người và cuộc đời, có thể tái sinh một con người và giúp cho con người tái hội nhập xã hội một cách mới mẻ", Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích trong bài giáo lý ngày thứ tư 10/9/2014 này về Mẹ Giáo Hội, dạy dỗ con cái, cách cụ thể, về lòng nhân từ. 
"Để thay đổi thế giới cho tốt hơn, phải làm điều tốt cho những người không có đủ điều kiện để đáp trả cho chúng ta, như Chúa Cha đã làm cho chúng ta, khi ban cho chúng ta Chúa Giêsu. Chúng ta đã đền trả được bao nhiêu cho ơn cứu độ chúng ta? Chẳng được gì, tất cả đều là miễn phí.  Làm điều tốt không chờ đợi đáp trả. Đó là chính những gì Cha chúng ta đã làm với chúng ta và chúng ta cũng phải làm như thế. Hãy làm điều tốt và tiến lên!", Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh.
Sau đây là bản dịch toàn văn bài giáo lý do Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên ban bằng tiếng Ý sáng nay trên quảng trường Thánh Phêrô.
A.B.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào quý anh chị em,
Trong chương trình giáo lý của chúng ta về Giáo Hội, chúng ta đã dừng lại để nghiên cứu xem Giáo Hội là Mẹ như thế nào. Lần trước, chúng ta đã nhấn mạnh sự kiện Giáo Hội làm cho chúng ta lớn lên, và dưới ánh sáng và sức mạnh của Lời Thiên Chúa, Giáo Hội chỉ cho chúng ta con đường cứu độ và bảo vệ chúng ta chống lại sự dữ. Ngày hôm nay, tôi muốn đề cập một khía cạnh đặc biệt của hoạt động giáo dục này của Mẹ Giáo Hội chúng ta: Mẹ đã dậy chúng ta về lòng nhân từ như thế nào.
Một nhà giáo dục giỏi đi vào điều cốt yếu. Ông ta không lan man trong những chi tiết vụn vặt, mà muốn truyền thụ những điều đáng kể để đứa con hay đứa học trò mình tìm thấy ý nghĩa và niềm vui sống. Đó là sự thật. Và điều cốt yếu, theo Tin Mừng, chính là lòng nhân từ. Điều cốt yếu của Tin Mừng, chính là lòng nhân từ.
Thiên Chúa đã gửi Con của Người, cũng là Thiên Chúa xuống làm người để cứu độ chúng ta, nghĩa là để ban cho chúng ta lòng nhân từ (thương xót). Chúa Giêsu đã phán bảo rõ ràng, tóm tắt giáo huấn của Người cho các môn đệ: "Anh em hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ" (Lc 6, 36). Liệu có thể có một người Kitô hữu không có lòng nhân từ không? Không. Nhất thiết người Kitô hữu là phải nhân từ, bởi vì đó là trung tâm của Tin Mừng. Và trung thành với giáo huấn này, Giáo Hội chỉ biết nhắc lại chuyện đó với con cái mình: "Anh chị em hãy nhân từ", như Chúa Cha và như Chúa Giêsu. Lòng Nhân Từ.
Như thế, Giáo Hội hành xử như Chúa Giêsu. Giáo Hội không đưa ra các bài học lý thuyết về tình yêu, về lòng nhân từ. Giáo Hội không phổ biến trên thế giới một triết lý, một đường lối khôn ngoan… Đương nhiên, Kitô giáo cũng là tất cả những thứ đó, nhưng đó chỉ là một hậu quả, một phản ánh. Mẹ Giáo Hội của chúng ta, như Chúa Giêsu, dạy chúng ta bằng cách làm gương, và lời lẽ của Giáo Hội dùng để soi sáng ý nghĩa những cử chỉ của mình.

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Thư đầu năm học 2014-2015 của UBGD Công Giáo

Thư gửi các sinh viên, học sinh Công giáo dịp đầu năm học 2014-2015
của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo - Chủ tịch UBGD Công Giáo.
 

 
Theo giáo huấn của Hội Thánh, để thấm nhuần tâm tình của Chúa Giêsu, hoà lẫn với những nét tươi đẹp của văn hoá dân tộc, việc luyện tập cần phải toàn diện, gồm đủ bốn chiều kích của cuộc sống con người, gồm: nhân bản, tâm linh, trí tuệ và khả năng chuyên môn.

ĐTC hội thoại với sinh viên 5 Châu lục


Gốc rễ và cánh bay

Đức Giáo Hoàng hội thoại truyền hình với 5 Châu Lục

Rôma – 05/9/2014 (Zenit.org) Anne Kurian


"Tương lai nằm trong tay tuổi trẻ", Đức Giáo Hoàng khẳng định, nhưng giới trẻ phải có "cánh bay và có gốc rễ" : cánh bay "để ước mơ, để sáng tạo" và gốc rễ với "gia sản khôn ngoan" của người già.   
Đức Giáo Hoàng đã tiếp kiến các tham dự viên cuộc hội ngộ thế giới các giám đốc của Scholas Occurentes, một tổ chức giáo dục phát sinh ở Argentina và có trụ sở trung ương tại Vatican, trưa ngày 04/9/2014, trong Đại Sảnh Thượng Hội Đồng Các Giám Mục.
Trong buổi tiếp kiến, Đức Giáo Hoàng đã đối thoại trực tuyến truyền hình với các sinh viên của 5 quốc gia nằm trên 5 lục địa – Salvador, Thổ Nhĩ Kỳ (Istambul), Isreael; Nam Phi và Australia – nhân dịp phát động một kiến trúc ảo để tạo thuận lợi cho những trao đổi giữa các sinh viên và các trường học trên thế giới.

Hỡi các bạn trẻ, Tiến Lên!
"Các bạn trẻ, hãy tiến lên! Tôi thích điều các bạn nói và việc các bạn làm! Các bạn đừng sợ!", Đức Giáo Hoàng đã khuyến khích họ bằng tiếng Tây Ban Nha, kêu gọi họ hãy "xây đắp những nhịp cầu hòa bình", hãy "chứng tỏ các giá trị của mình và chia sẻ các giá trị đó".
"Các bạn ôm ấp nhiều điều trong lòng và các bạn có thể thực hiện nhiều chuyện… Các bạn hãy truyền đạt những cái đó để gợi ý cho người khác và các bạn hãy lắng nghe những điều người khác nói với các bạn. Và trong sự truyền đạt này, không có ai ra lệnh nhưng tất cả đều chạy tốt! Đó là tính tự phát của cuộc đời, chính là nói có với sự sống!", ngài nói thêm.
Tuổi trẻ cần có 3 trụ cột, ngài đánh giá: "giáo dục, thể thao và văn hóa: thể cao cứu thoát khỏi tính vị kỷ bởi vì nó dạy cách chơi đồng đội… làm việc trong tinh thần đồng đội là rất quan trọng, học hành đồng đội và cùng nhau bước đi trên đường đời, trong tinh thần đồng đội".