Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Giáo lý Đức Thánh Cha Phanxicô về Giáo Hội - (12)

Thực tế hữu hình của Giáo Hội
là tất cả những ai làm lợi cho danh Chúa Giêsu

Bài giáo lý ngày 29 tháng 10 năm 2014 (toàn văn)

Rôma – 30/10/2014 (Zenit.org)

"Thực tế hữu hình" của Giáo Hội, đó không phải chỉ là "Đức Giáo Hoàng, các giám mục, linh mục, các đấng thánh hỉến", mà là "các anh chị em đã chịu phép Rửa và đang sống tin, cậy và mến trên thế gian này", Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh nhân buổi triều kiến chung ngày 29/10/2014: "tất cả những ai đi theo Chúa Giêsu và nhân danh Người đến gần với những người bé mọn nhất và những người đang đau khổ".
Sáng thứ tư này, Đức Giáo Hoàng đã ban bài giáo lý thứ 12 của ngài dành nói về Giáo Hội: sau các bài "Sáng kiến của Thiên Chúa", "Sự thống thuộc Giáo Hội của các Kitô hữu", "Giáo Hội là giao ước mới và dân tộc mới", "Giáo Hội duy nhât, thánh thiện", "Tính từ mẫu của Giáo Hội", "Giáo Hội dạy dỗ lòng nhân từ", "Giáo Hội công giáo và tông truyền", "Các Ân Sủng" và "Sự chia rẽ giữa các Kitô hữu", "Niềm hy vọng của Hội Thánh", "Giáo Hội Nhiệm Thể Chúa Kitô", Đức Giáo Hoàng đã suy niệm về "thực tế hữu hình của Giáo Hội"..
Theo Đức Giáo Hoàng, "thực tế hữu hình của Giáo Hội không đo lường được, không thể hiểu thấu được tất cả sự toàn vẹn của nó: làm sao biết được tất cả những lợi ích Giáo Hội đã làm? Biết bao công trình bác ái, biết bao chung thủy trong các gia đình, biết bao công việc để giáo dục con cái, để truyền lại đức tin, biết bao đau khổ nơi những người đau yếu đang dâng lên Chúa những đau đớn của họ…".
"Không thể đo lường được": "thực tế hữu hình của Giáo Hội vượt khỏi sự kiểm soát của chúng ta, đi xa hơn cả những nỗ lực của chúng ta, đó là một thực tế huyền nhiệm bởi vì nó đến từ Thiên Chúa".

A.K.

Bài giáo lý ngày 29/10/2014

Thân chào quý anh chị em,
Trong các bài giáo lý trước, chúng ta đã có dịp nhấn mạnh trên bản chất thiêng liêng của Giáo Hội: nhiệm thể Chúa Kitô được xây dựng trong Chúa Thánh Linh. Nhưng, khi chúng ta nói đến Giáo Hội, chúng ta thường nghĩ ngay đến các cộng đoàn, các giáo xứ, các giáo phận của chúng ta, các cấu trúc nơi chúng ta có tập quán tụ họp, và đương nhiên là, nghĩ đến cơ chế và những nhân vật đang cầm cương nẩy mực, đang cai quản Giáo Hội. Điều này là thực tế hữu hình của Giáo Hội. Chúng ta hãy tự hỏi: đây có phải là hai chuyện khác nhau hay chỉ là một Giáo Hội duy nhất? Và, nếu luôn chỉ là một Giáo Hội, làm thế nào để hiểu được quan hệ gắn liền hai thực tế hữu hình và thiêng liêng của Giáo Hội lại với nhau?

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Truyện ngắn (1)

HẠT GIỐNG THỐI ĐI SAU 20 NĂM
         Với nhiệm vụ mới trong công tác tiếp cận khu vực Bàu Voi, Vit cùng với Ti vừa phấn khởi nhưng cũng lo lắng ‘không biết họ có đón tiếp mình không?’ Vì ngã đường này ít chòi và nghịch tuyến nên anh em thường bỏ qua. Hôm nay Ti bận Giáo lý dự tòng, một mình Vit với chiếc xe máy cà tàng cùng với cái giỏ trong đó có cuốn Tin Mừng là vật bất ly thân, một cuốn sổ tay và vài viên kẹo mút dễ làm thân với các em nhỏ.
            Qua hai nhà vắng người, Vit cảm thấy bi quan ‘thảo nào không anh em nào muốn vào con đường này’. Có lẽ thiếu ơn Chúa Thánh Thần, Vit nghĩ “xin Chúa Thánh Thần tiếp sức mạnh cho con..” chòi thứ ba ‘không có ai chắc con ra luôn quá !’. Chúa Thánh Thần mách bảo “hãy xin thì sẽ được, hãy cầu sẽ thấy, hãy gõ thì sẽ mở cho” (Lc 11,9-10).
-          Có ai ở nhà không? Vit la lớn át tiếng chó gào thét.
-          Xin chào chú! Mi Chú Vit vào nhà con uống nước! Anh thanh niên tươi cười chào khách.
-          Ủa! Làm sao gặp nhau lần đầu mà con biết chú? Vit sửng sốt.
-          Chú cứ vào đi con kể chuyện cho chú nghe! Anh thanh niên ân cần mời Vit vào nhà.
Nói là nhà chứ đó chỉ là căn chòi ọp ẹp, siêu vẹo, thấp lè tè và tối thui như lúc chiều tà mặc dù mới có 10 giờ sáng.
-          Chào gia đình, chào em bé nhé! Vit cười vui vẻ với gia đình anh ta.
    Anh thanh niên rót ly nước mời, ngồi trên khúc gỗ chênh vênh tạm coi là ghế, Vit cầm ly nước trên tay rảo mắt sơ qua căn chòi; một em bé hai tuổi chẳng biết gì chỉ ôm rịt lấy mẹ, còn hai vợ chồng trẻ vẻ mặt tươi cười đón vị khách lạ mà quen như chú bác mình gặp thường ngày. Những con người lạc quan này hầu như đang quên hẳn cái khó khăn về kinh tế đeo đẳng gia đình mấy năm nay.
-          Nào con kể đi, chú đang sốt ruột muốn nghe đây! Vit giục.
-          Cha mẹ con nhắc chú hoài chú ơi! Vẫn giọng vui vẻ anh thanh niên nói.
Anh thanh niên mới nói “con là Hận đây chú không nhớ sao?” Vit đã như bật khóc vì nhận ra và hồi tưởng được cả một gia đình di dân gốc Trà Vinh mà đúng 20 năm trước Vit đã tiếp xúc vỏn vẹn 4 tháng trời.

Giáo lý ĐTC Phanxicô - CN XXX TN A - Giới răn quan trọng nhất

"Tình yêu là thước đo đức tin"

Kinh Truyền Tin ngày 26/10/2014 (toàn văn)

Rôma – 26/10/2014 (Zenit.org)

"Tình yêu là thước đo của đức tin", Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố và mời gọi "đừng tách biệt đời sống tôn giáo, đời sống đức tin, với sự phục vụ anh em…, [hay] cầu nguyện, gặp gỡ Thiên Chúa trong các Bí Tích, với việc lắng nghe tha nhân", trong giờ Kinh Truyền Tin ngày 26/10/2014: "Đức tin của tôi chính là cách tôi yêu".
Đức Giáo Hoàng đã chủ sự giờ kinh Đức Mẹ từ cửa sổ văn phòng của ngài trông ra quảng trường thánh Phêrô, trưa ngày Chúa Nhật, trước hàng chục ngàn người. Ngài đã suy ngẫm về hai giới răn của "tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân", "bất phân ly và mang tính bổ sung".
"Không thể yêu mến Thiên Chúa mà không yêu mến anh em và không thể yêu mến anh em mà không yêu mến Thiên Chúa", ngài nhấn mạnh: đó là "lề luật tình yêu", "lệ luật lưỡng diện mà chỉ có một khuôn mặt" vì "dung nhan của Thiên Chúa phản ánh trên khuôn mặt của mỗi người anh em".
Lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin
Thân chào quý anh chị em!
Phúc Âm ngày hôm nay nhắc chúng ta rằng Lề Luật Thiên Chúa tóm lại trong tình yêu Thiên Chúa và tha nhân. Tin Mừng theo thánh Mátthêu kể rằng vài người pharisêu đồng ý với nhau thử thách Chúa Giêsu (x. Mt 22, 34-35). Một trong bọn họ, tinh thông luật, đặt câu hỏi này với Người: "Thưa Thầy, trong sách Luật Mêsê, điều răn nào là điều răn trọng nhất ?" (Mt, 22, 36). Chúa Giêsu trích dẫn sách Đệ Nhị Luật và trả lời: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn  và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất" (Mt 22, "7-38). Và Người đã có thể ngưng ở đó. Nhưng Chúa Giêsu thêm điều khác không được ngươi thông luật đặt ra.
Người đã phán: "Và điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy: Ngươi phải yêu người thân cận như yêu chính mình" (Mt 22, 39). Chúa Giêsu cũng không đặt ra điều răn thứ hai, mà Người đã lấy từ trong Sách Lévi. Sự mới mẻ là ở chỗ kết hợp hai điều răn này lại với nhau – tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân – và mạc khải rằng hai điều này không tách rời nhau được và bổ sung cho nhau, đó là hai mặt của một tấm huy chương. Không thể yêu mến Thiên Chúa mà không yêu mến tha nhân và không thể yêu mến tha nhân mà không yêu mến Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng Biển Đức đã để lại cho chúng ta một lời chú giải rất đẹp về chủ đề này trong phần đầu của sứ điệp Deus caritas est (số 16-18).

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Giáo lý ĐTC Phanxicô về Giáo Hội .11 (tt) - 22.10.2014


Một con tim biết nói cảm ơn là một con tim hạnh phúc

Trái lại là một con tim ghen tuông – Bài giáo lý ngày 22 tháng 10 năm 2014

Rôma – 22/10/2014 (Zenit.org)


"Một trái tim biết nói cảm ơn là một con tim tốt lành, một con tim cao quý, một con tim hạnh phúc", Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh trong ngày 22/10/2014 này. Trái lại, "một con tim ghen tuông là một con tim chua chát, một con tim, thay vì đầy máu, thì lại đầy giấm".
Để chiến đấu với lòng ghen tuông, cần phải "đề cao các cống hiến và phẩm chất của các anh em mình trong các cộng đoàn của chúng ta. Và khi tôi cảm thấy lòng ghen tuông dâng lên, tôi phải thưa với Chúa: "Cảm tạ Chúa, vì Chúa đã ban cái đó cho người khác", ngài giải thích trong buổi triều kiến chung trên quảng trường thánh Phêrô.
Sáng thứ Tư này, Đức Giáo Hoàng đã ban bài giáo lý thứ 11 dành cho Giáo Hội sau các bài "Sáng kiến của Thiên Chúa", "Sự thống thuộc Giáo Hội của các Kitô hữu", "Giáo Hội là giao ước mới và dân tộc mới", "Giáo Hội duy nhât, thánh thiện", "Tính từ mẫu của Giáo Hội", "Giáo Hội dạy dỗ lòng nhân từ", "Giáo Hội công giáo và tông truyền", "Các Ân Sủng" và "Sự chia rẽ giữa các Kitô hữu", "Niềm hy vọng của Hội Thánh", Đức Giáo Hoàng đã suy niệm về "Giáo Hội Nhiệm Thể Chúa Kitô".
Trong Giáo Hội "Nhiệm Thể Chúa Kitô", Chúa Thánh Linh tạo ra "một sự hiệp thông tình yêu sâu đậm" giữa các thành viên "hiệp nhất, như một gia đình, và như dấu chỉ nhãn tiền và tốt đẹp của tình yêu Chúa Kitô", Đức Giáo Hoàng đã tuyên bố, và mời gọi hãy "luôn coi mình như các thành phần của nhau, sống động và dâng hiến chúng ta cho tất cả mọi người"

A.K.

Bài giáo lý ngày 22 tháng 10 năm 2014
Thân chào quý anh chị em,
Khi người ta muốn nhấn mạnh đến sự kết hợp chặt chẽ của các phần tử với nhau trong một thực tế để làm thành một vật thể, người ta hay dùng hình ảnh thân thể. Từ thời thánh Phaolô tông đồ, cách so sánh này đã được áp dụng cho Giáo Hội và nó đã được công nhận như một nét đặc trưng sâu sắc nhất và tốt đẹp nhất. Này nay, chúng ta muốn tự hỏi: "Giáo Hội lấy gì để hình thành một thân thể? Và tại sao người ta định nghĩa Giáo Hội như "nhiệm thể của Chúa Kitô ?"
Sách Ê-dê-kien đưa ra sự mô tả một ảo ảnh có đôi chút đặc biệt, ấn tượng nhưng có khả năng gợi lên sự tin tưởng và niềm hy vọng cho tâm hồn chúng ta. Thiên Chúa chỉ cho ngôn sứ một cánh đồng bị bao phủ bởi đầy xương cốt, tất cả đều rời rạc và khô đét. Đó là một cảnh tượng hiu quạnh… Anh chị em hãy tưởng tượng một thung lũng đầy xương khô. Thiên Chúa đã truyền ông cầu khẩn Thần Khí xuống cho họ. Và lúc đó, xương cốt bắt đầu động đậy và xích lại gần nhau và ăn khớp lại với nhau, rồi gân cốt, rồi da thịt bao phủ lên và như thế, thân xác đã hình thanh, toàn bộ và tràn đầy sự sống (x. Êd 37, 1-14). Như thế, chính là Giáo Hội đó! Tôi nhấn mạnh, ngày hôm nay, về nhà, anh chị em hãy lấy Thánh Kinh, chương 37 sách Ê-dê-kien, anh chị em đừng quên đó, hãy đọc đoạn này, rất là hay. Giáo Hội chính là thế đó, chính là một tác phẩm, tác phẩm của Thần Khí, là Đấng đã gieo rắc nơi mỗi người sự sống mới của Chúa Phục Sinh và đặt để chúng ta, người này ở cạnh người kia, người này phục vụ người kia để nâng đỡ nhau, và như thế, làm cho chúng ta trở nên một thân xác, được xây dựng trong sự hiệp thông và trong tình yêu mến.

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Bài giảng ĐTC Phanxicô - Lễ tuyên phong Chân Phước cho Giáo Hoàng Phaolô VI - 19.10.2014

Chính Chúa Kitô chứ không ai khác
dẫn dắt và cứu độ Giáo Hội

Bài giảng lễ tuyên phong Chân Phước Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (toàn văn)

Rôma – 19/10/2014 (Zenit.org)

 

"Chính là Đức Kitô chứ không phải ai khác dẫn dắt và cứu độ Giáo Hội": Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đọc bài huấn đức trong Thánh Lễ tuyên phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (1897-1978), ngày 19/10/2014 này, ngày bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục ngoại thường về gia đình, cũng là Ngày Thế Giới Truyền Giáo, với sự hiện diện của Đức cựu Giáo Hoàng Biển Đức XVI và hai vị Hồng Y được tấn phong bởi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.
Chân Phước Phaolô VI đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên phong vào lúc 10 giờ 48. Ngài sẽ được mừng lễ theo lịch phụng vụ vào ngày 26/9, là ngày sinh nhật của ngài. Thánh tích được mang lên bàn thờ sau lời tuyên phong là tấm áo thấm máu của ngài, lúc ngài bị mưu sát bằng dao găm tại Philíppin, ở phi trường Manilla, ngày 27/11/1970, do bàn tay của họa sĩ Benjamin Mendoza, người Bolivia.
Dưới ánh nắng chan hòa – hơn 30 độ C – và vòm trời xanh biếc, đám đông khoảng chừng 70.000 người (30.000 ghế ngồi) đã ngắt lời Đức Giáo Hoàng hai lần bằng những tràng pháo tay khi ngài cảm ơn Đức Giáo Hoàng Phaolô VI: "Với Đức Giáo Hoàng vĩ đại này, với người Kitô hữu can trường này, với vị tông đồ không mệt mỏi này, trước mặt Thiên Chúa, ngày hôm nay, chúng ta chỉ có thể nói lên một lời đơn sơ và thành thật và quan trọng là: Cảm Ơn! Cảm Ơn! [vỗ tay] Cảm ơn Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thân yêu của chúng ta! Cảm ơn vì sự làm chứng khiêm cung và ngôn sứ của ngài cho tình yêu Đức Kitô và Giáo Hội của Người!" [vỗ tay]
Đám đông, trong đó có khoảng 3000 khách hành hương từ Milanô, nơi ngài đã từng là tổng giám mục, cũng đã vỗ tay khi kể về đức Phaolô VI: "Trong nhật ký riêng của ngài, người thuyền trưởng vĩ đại của Công Đồng, vào ngày hôm sau lễ bế mạc các Phiên Họp Công Đồng, đã ghi lại: "Có lẽ, phải chăng đó là vì một khả năng nào đó hay là vì để cho tôi cai quản và cứu Giáo Hội khỏi những khó khăn hiện nay, mà Chúa đã gọi tôi và giữ tôi ở địa vị này, để tôi phải chịu đau đớn vì Giáo Hội, và phải nói cho rõ là chính Chúa, chứ không phải ai khác, đã dẫn dắt và cứu giúp Giáo Hội".
Sau đây là bản dịch [tiếng Pháp] chính thức bài huấn đức, được đọc bằng tiếng Ý, không có thay đổi.

THĐ GMTG 2014 - Thông điệp gửi các gia đình

Thông điệp của Thượng Hội Đồng Giám Mục
gửi các gia đình Kitô giáo

Toàn văn - Bản dịch tiếng Pháp chính thức

Rôma – 18/10/2014 (Zenit.org) Thượng Hội Đồng Giám Mục


 

HỘI NGHỊ KHOÁNG ĐẠI THƯỢNG HỘI ĐỒNG CÁC GIÁM MỤC KỲ III
THÔNG ĐIỆP

Chúng tôi, các Nghị Phụ hội họp tại Rôma xung quanh Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Hội Nghị khoáng đại ngoại thường của Thượng Hội Đồng Giám Mục, chúng tôi gửi đến tất cả các gia đình trên các châu lục khác nhau, đặc biệt những gia đình đi theo Đức Kitô, là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Chúng tôi thể hiện lòng ngưỡng mộ và lòng biết ơn của chúng tôi vì chứng cứ hàng ngày mà anh chị em đã cống hiến cho chúng tôi, cũng như cho thế giới, bằng lòng trung thành, đức tin, đức cậy và đức ái của anh chị em.
Chúng tôi cũng vậy, là những mục tử của Giáo Hội, chúng tôi được sinh ra và lớn lên trong các gia đình với lịch sử và những thăng trầm đủ loại. Với tư cách linh mục và giám mục, chúng tôi đã gặp và đã trải nghiệm bên cạnh các gia đình đã kể với chúng tôi bằng lời và bộc lộ bằng hành động tất cả một chuỗi những tuyệt vời cũng như những khó khăn.
Việc chuẩn bị của hội nghị Thượng Hội Đồng Giám Mục này, từ các câu trả lời danh sách các câu hỏi gửi cho các Giáo Hội trên toàn thế giới, đã giúp cho chúng tôi lắng nghe được nhiều trải nghiệm gia đình. Cuộc đối thoại của chúng tôi trong những ngày công nghị cũng làm phong phú cho chúng tôi lẫn nhau, giúp chúng tôi nhìn ra thực tế sống động và phức tạp trong đó các gia đình đang phải sinh hoạt.
Chúng tôi xin đề nghị với anh chị em lời phán dạy này của Chúa Kitô: "Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thi Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta" (Kh 3, 20). Cũng như Người đã làm trong những chuyến đi trên các nẻo đường Đất Thánh, đi vào các nhà trong làng, ngày hôm nay, Chúa Giêsu vẫn còn tiếp tục đi qua đường phố của các thành thị chúng ta. Trong gia đình, các anh chị em đã trải nghiệm bóng tối và ánh sáng, những thách thức kích động, nhưng đôi khi cũng là những thử thách bi thảm. Bóng tối dầy đặc hơn, đến độ trở thành màn đen, khi mà điều ác và tội lỗi len lỏi được vào ngay trung tâm gia đình.

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Chân Phước GH Phaolô và PT Cursillo

HUẤN TỪ CỦA CHÂN PHƯỚC GH PHAOLÔ VI
TẠI ULTREYA HOÀN VŨ LẦN I
ROMA - 1966


“Cursillo de Cristiandad, đó là chính từ ngữ, được thanh luyện qua kinh nghiệm, được minh chứng bằng nhiều kết quả, ngày nay du hành khắp thế giới với thông hành quốc tế, được mọi nơi công nhận...

Dù một số phương pháp đã trở nên lỗi thời, hoặc là có những phát hiện mới của Chúa Thánh Linh, công tác thường xuyên của Giáo Dân cũng vẫn phải tiếp tục để đưa Kitô Giáo vào trong cuộc sống qua các cuộc gặp gỡ và tình bạn mật thiết với Thiên Chúa và hiệp thông với những anh chị em. Người Giáo Dân, sau khi tự đào luyện trong tinh thần Kitô giáo, sẽ thay đổi tâm thức và thay đổi đời mình theo hình ảnh Chúa Kitô bằng đức tin, hy vọng và đức ái. Khi hành động trong tinh thần trách nhiệm hoàn toàn, người giáo dân biến đổi những cơ chế trần tục mà họ đang sống trong đó. Khi được cái nhìn của Chúa Kitô hướng dẫn trong hành động, người giáo dân tiếp tục cố gắng tái tạo thế giới theo chương trình và khuôn mẫu của Thiên Chúa...

Cha biết rằng trong chương trình tu đức và tông đồ của Phong trào Cursillo, tâm thức về Giáo Hội Sensus Ecclessiae là ánh sáng hướng dẫn các con...

Các con thương mến, tâm hồn Cha bị viễn ảnh tội ác dầy vò, làm đau lòng Giáo Hội và nhân loại. Nhưng trong giây phút này, cho phép Cha bày tỏ niềm vui tràn ngập xâm chiếm tâm hồn Cha trước sự biểu lộ đức tin vào Chúa Kitô của các con, lòng hiếu thảo với Giáo Hội, sự trung thành với Ngai Thánh Phêrô và chương trình mục vụ của hàng Giáo Phẩm.

Hỡi Cursillos de Cristiandad! Chúa Kitô, Giáo Hội, Giáo Hoàng, tin tưởng nơi các con!”

Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Ultreya Hoàn Vũ, kỳ I, Roma, 28-5-1966 

Englishhttp://www.cursillotoronto.com/papal.html

Chân Phước GH Phaolô VI

Đức Giáo hoàng Phaolô VI sẽ được tuyên Chân phước

ngày 19.10.2014
Tin t Tòa thánh cho hay, Đc Giáo Hoàng Phanxicô đã phê chun vic ban hành sc lnh v án phong Chân phước cho v tin nhim ca ngài là Đc giáo hoàng Phaolô VI.

Sc lnh do B Tuyên thánh ban hành theo đó, công nhn Phép l do li chuyn cu ca Đng Đáng Kính Phaolô VI (Giovanni Battista Montini), Giáo hoàng; sinh ngày 26 tháng 09 năm 1897 ti Concesio (Italia) và qua đi ngày 06 tháng 08 năm 1978 ti Castel Gandolfo (Italia).
Phép l xy ra hi năm 2001 ti M, liên quan đến 1 thai nhi 24 tun. Các bác sĩ chun đoán rng bàng quang ca thai nhi b v, nước tràn ra bng dưới và không có cht lng trong túi i. H kết lun là thai nhi s chết và khuyên bà m là hãy phá b bào thai này. Tuy nhiên, bà m đã t chi, bà cm 1 mnh áo ca Đc C Giáo Hoàng và cu xin ngài giúp đ. Mười tun sau, bà thc hin mt cuc khám nghim và các bác sĩ đã hết sc ngc nhiên khi thy không còn nhng tình trng như trước. Năm nay, em bé này đã 13 tui và vn còn được theo dõi, kim chng trình trng sc khe tâm th lý.

L tôn phong chân phước d kiến ​​din ra ngày 19 tháng Mười năm 2014, vào lúc bế mc Đi hi chung ngoi thường ln th ba ca Thượng Hi đng Giám mc v gia đình.

Giáo lý ĐTC Phanxicô về Giáo Hội (bài 10) - 15.10.2014

Giáo Hội soi sáng cho nhân loại
con đường dẫn tới Thiên Chúa

Bài giáo lý ngày 15 tháng 10 năm 2014 (toàn văn)

Rôma – 15/10/2014 (Zenit.org)

"Giáo Hội có bổn phận giữ cho ngọn đèn hy vọng sáng tỏ và được thấy rõ" để "chiếu sáng cho toàn thể nhân loại con đường dẫn đến gặp được Thánh Nhan nhân từ của Thiên Chúa", Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích nhân buổi triều kiến chung ngày 15/10/2014.
Đức Giáo Hoàng đã đọc bài giáo lý thứ 10 dành nói về Giáo Hội: sau các bài "Sáng kiến của Thiên Chúa", "Sự thống thuộc Giáo Hội của các Kitô hữu", "Giáo Hội là giao ước mới và dân tộc mới", "Giáo Hội duy nhât, thánh thiện", "Tính từ mẫu của Giáo Hội", "Giáo Hội dạy dỗ lòng nhân từ", "Giáo Hội công giáo và tông truyền", "Các Ân Sủng" và "Sự chia rẽ giữa các Kitô hữu", Đức Giáo Hoàng đã suy niệm về "Niềm hy vọng của Hội Thánh".
Cũng như "thành Giêrusalem mới", Giáo Hội được kêu gọi "trở thành một thành phố, biểu tượng tốt nhất của sự chung sống và các quan hệ con người", quy tụ "tất cả các quốc gia và các dân tộc" dưới "túp lều của Thiên Chúa", ngài đã tuyên bố trước hàng chục ngàn người tập trung trên quảng trường thánh Phêrô.
"Niềm hy vọng Kitô giáo không chỉ là một mong muốn, một ước ao, cũng không phải là lạc quan", Đức Giáo Hoàng đã xác định: "đối với một Kitô hữu, hy vọng là một chờ đợi sự viên mãn cuối cùng và chung quyết mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa" và "và của Đấng sẽ phải đến: Chúa Kitô".
"Giáo Hội, chính là dân của Thiên Chúa, đi theo Chúa Giêsu và chuẩn bị ngày này qua ngày khác để được gặp Người, như một một người vợ đến với chồng mình" ngài nói thêm.
A.K.
Bài giáo lý ngày 15/10/2014
Thân chào quý anh chị em!
Trong thời gian này, chúng ta đã nói về Giáo Hội, về Mẹ Hội Thánh có tôn ti, dân Thiên Chúa lữ hành. Hôm nay, chúng ta muốn tự hỏi: cuối cùng, dân Thiên Chúa sẽ ra sao? Mỗi người chúng ta sẽ ra sao? Chúng ta phải chờ đợi cái gì? Thánh Phaolô tông đồ đã khuyến khích các tín hữu của cộng đoàn Thê-xa-lô-ni-ca vì họ cũng đã đặt ra những câu hỏi này, và sau lý luận của ngài, họ đã nói những lời sau đây được kể là những lời hay nhất trong Tân Ước: "Như thế, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa mãi mãi" (1 Tx 4, 17). Đó là những lời đơn sơ, nhưng đậm đặc hy vọng! Thật là biểu tượng khi thấy trong sách Khải Huyền, lấy lại thiên hứng của các ngôn sứ, thánh Gioan đã mô tả cái tầm vóc sau cùng, chung quyết, với những lời lẽ như sau: "Và tôi thấy Thành Thánh Giêrusalem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang" (Kh 21, 2). Đó là cái gì chờ đợi chúng ta! Và như thế, đó là Giáo Hội: chính là dân của Thiên Chúa đi theo Chúa Giêsu và chuẩn bị ngày này qua ngày khác để được gặp Người, như người vợ đến với chồng mình. Và đây không chỉ là một cách nói: chính là một đám cưới đích thực! Phải, bởi vì Đức Kitô, khi xuống thế làm người như chúng ta, đã cho phép chúng ta ở cùng Người, bằng cái chết và sự sống lại của Người; Người đã thực sự cưới chúng ta và biến chúng ta, như dân chúng, thành tân nương chủa Người. Và điều này không gì khác hơn là sự thực hiện kế hoạch hiệp thông và tình yêu mà Thiên Chúa đã thắt dệt trong suốt lịch sử, lịch sử của dân Thiên Chúa và cũng là lịch sử riêng tư của mỗi người trong chúng ta. Chính Chúa đã làm điều này.