Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Trung Tâm Đức Mẹ Núi Cúi - 18.09.2015

Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên
xây dựng Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi
GIÁO PHẬN XUÂN LỘC


Video Thánh lễ: https://www.youtube.com/watch?v=8GUTPr55HN8#t=999
Video giới thiệu Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi:

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC – Ngày thứ Sáu 18-09-2015 là một ngày đáng ghi nhớ với giáo phận Xuân Lộc: ngày đặt viên đá đầu tiên xây dựng Trung tâm Đức Mẹ Núi cúi, thuộc xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Ngay từ sáng sớm, lúc 6g15, cộng đoàn đã bắt đầu giờ cầu nguyện với việc suy niệm kinh Mân Côi. Sau mỗi đoạn suy niệm, mỗi chục kinh Mân Côi là bài hát suy tôn Đức Mẹ.

Đến 8g00, mọi người hướng về con đường chính dẫn về lễ đài để đón phái đoàn của Giáo hội, gồm có: Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Tp.HCM, Chủ tịch HĐGMVN; Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội, quý Đức Giám mục tham dự Hội nghị HĐGMVN kỳ II/2015 tại Toà giám mục Xuân Lộc; cha Giám quản giáo phận Vĩnh Long, quý cha Tổng đại diện, quý cha Ban Giám đốc các Đại chủng viện, quý cha thuộc Hội thân hữu gốc giáo phận Xuân Lộc và quý Bề trên các dòng tu.

Giáo phận cũng hân hạnh đón tiếp phái đoàn các cấp lãnh đạo Nhà Nước, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Dân Vận Trung Ương, Cục An Ninh Xã Hội và Đoàn lãnh đạo tỉnh Đồng Nai.

Thời tiết hôm nay rất đẹp, Núi Cúi bừng sáng sau một tuần mưa bão.

Sau khi đoàn xe chở các Đức Giám mục tiến lên lễ đài, cộng đoàn bước vào Thánh lễ. Thánh lễ đồng tế do Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc chủ sự. Tham dự Thánh lễ có đông đủ các thành phần dân Chúa thuộc 12 giáo hạt của giáo phận Xuân Lộc, quý khách mời, quý tu sĩ, chủng sinh và hàng ngàn anh chị em giáo dân từ nhiều nơi khác.

Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận Mỹ Tho nói về Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đầy ơn phúc. Mẹ được đầy ơn phúc bởi vì Mẹ tràn ngập phúc lành của Thiên Chúa. Giải thích tên gọi “Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi”, được lấy theo địa danh rất bình dị “Núi Cúi”, Đức cha nói: Đức Mẹ Núi Cúi vì Mẹ đã cúi mình trước Thánh ý Thiên Chúa và thưa lời Xin Vâng, để từ đó ơn cứu độ được ban cho loài người.

Thư mục vụ HĐGMVN - 17.09.2015

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
THƯ GỬI CỘNG ĐNG DÂN CHÚA


Anh chị em thân mến,

1.  Chúng tôi, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đang họp Hội nghị thường niên kỳ II tại Tòa Giám mục Xuân Lộc, từ ngày 14 đến ngày 18-9-2015, xin gửi đến tất cả anh chị em lời chào thân ái. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót và Đức Giêsu Kitô ban cho anh chị em ân sủng và bình an (x. GI 1,3).

Nhìn lại Năm phụng vụ 2015 sắp kết thúc, chúng tôi chân thành cảm ơn anh chị em đã nhiệt tình đáp lại lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục, cùng nhau xây dựng giáo xứ và cộng đoàn của mình theo gương mẫu cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, “chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và không ngừng cầu nguyện” (Cv 2,42). Chúng tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn anh chị em đã quảng đại đóng góp dưới nhiều hình thức cho việc xây dựng Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang; qua đó, anh chị em cống hiến một chứng tá sống động về Giáo Hội hiệp thông và tham gia.

2.  Ngày 11-4-2015, áp Chúa nhật kính Lòng; Chúa thương xót, Đức giáo hoàng Phanxicô đã ban hành tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót (Misericordiae Vultus), công bố việc thiết lập Năm Thánh Lòng Thương Xót, bắt đầu từ ngày 8-12-2015, lễ Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội, và kết thúc vào lễ Chúa Kitô Vua, 20-11-2016. Đối vi các Giáo Hội địa phương, nghi thức mở Cửa Thánh sẽ được cử hành vào ngày 13-12-2015 tại nhà thờ Chính toà. Mục đích của Năm Thánh là kêu gọi các tín hữu chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, được tỏ hiện trọn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô; nhờ đó, chúng ta cảm nghiệm được lòng Chúa xót thương và trở nên dấu chỉ cụ th của lòng thương xót trong cuộc sng: “Hãy có lòng thương xót như Cha của anh em là Đấng hay thương xót” (Lc 6,36). Vì thế, trong Năm hồng ân này, anh chị em hãy sốt sắng đón nhận lòng thương xót của Chúa qua bí tích Giao hoà, tha thứ cho nhau và làm hoà với nhau, đồng thời biết quan tâm giúp đỡ những người bị gạt ra bên lề xã hội và những ai đang đau kh về tinh thần cũng như thể xác.

Huấn từ ĐTC Phanxicô - Đại hội quốc tế phát triển bền vững - 11.09.2015

Lắng nghe tiếng kêu của trái đất và của dân nghèo -
lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Đại hội quốc tế cho phát triển bền vững trên "Công lý môi trường và biến đổi khí hậu".
Bản dịch toàn văn.

Rôma – 11/9/2015 (ZENIT.org)

Phải lắng nghe "tiếng kêu của trái đất, người mẹ và cũng là người chị của chúng ta, và của những người nghèo khổ nhất trong những người cư ngụ trên mặt đất" Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi.
Đức Giáo Hoàng đã tiếp kiến, hôm thứ Sáu 11/9/2015, trong hội trường Clêmentine của điện Vatican, các tham dự viên của Đại Hội quốc tế được tổ chức bởi Quỹ phát triển bền vững, với sự ủng hộ của Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình và Hội Đồng về mục vụ Y tế, với chủ đề "Công lý môi trường và biến đổi khí hậu".
Bây giờ phải hành động, và đó là điều có thể, Đức Giáo Hoàng tuyên bố: "Khoa học và kỹ thuật đặt vào tay chúng ta một quyền lực chưa từng thấy: chúng ta có bổn phận sử dụng nó cho công ích, đối với toàn thể nhân loại và đặc biệt đối với những người nghèo khổ nhất và những thế hệ tương lai".
Sau đây là bản dịch toàn văn diễn từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong chiều hướng của sứ điệp của ngài, Laudato si'.
A.B.
Bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Xin chào và chúc mừng Quý Bà và Quý Ông!
Tôi cảm ơn tiến sĩ Ronchi và tiến sĩ Caio đã tổ chức cuộc gặp gỡ của chúng ta; và tôi cảm ơn tất cả quý vị đã hợp tác với Đại Hội quốc tế này dành cho một chủ đề mà người ta không thể thổi phồng tầm quan trọng và sự cấp bách. Khí hậu là một của cải chung, ngày hôm nay đang bị đe dọa trầm trọng: đó là điều mà các hiện tượng đã cho thấy như những biến đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất và gia tăng những biến cố khí tượng tột độ. Đó là những chủ đề mục tiêu của sự chú ý to lớn từ phía truyền thông và dư luận quần chúng, và chung quanh các chủ đề đó, hiện đã dẫn đến những cuộc thảo luận khoa học và chính trị, từ đó đã xuất hiện một sự thỏa thuận chung, cho dù chưa có sự nhât trí.
Tại sao và bằng cách nào chăm lo cho chuyện này? Chúng ta không thể quên các hệ lụy xã hội của những sự biến đổi khí hậu: chính là những người nghèo nhất phải chịu khổ nặng nề nhất vì các hậu quả! Bởi vậy - cũng như chủ đề đại hội của quý vị đã nhấn mạnh - vấn đề khí hậu là một vấn đề của công lý; và cũng là vấn đề của tình liên đới, mà người ta không thể nào tách rời ra với công lý được. Cái giá đặt ra, chính là phẩm giá của mỗi người, với tư cách là dân tộc, là cộng đồng, là con người nam và nữ.

Cảm nghiệm Ultreya 12.09.15 - TGM XL

Cảm nghĩ về Ultreya ngày 12-9 tại TGM XL

Ultreya- Mừng Lễ Suy Tôn Thánh Gía - Cuộc hành hương về Tòa Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc mang một ý nghĩa lớn lao, cho mọi người đọc lại dòng Lịch sử Phong trào Cursillo trong tâm trạng náo nức.
Ngày hội Ultreya cho tình bạn nở hoa, tỏa sáng và lan rộng, thôi thúc con tim gặp chính mình, yêu Chúa và yêu mọi người trong tâm tình phó thác nơi Thầy Chí Thánh Giêsu - chính Thầy đã làm nên biết bao điều kỳ diệu giữa chúng ta. Ban Phục Vụ PT Cursillo Giáo phận Phú Cường chúng tôi thấy mình nhỏ bé nơi Giáo phận bạn, nhưng lớn lên trong tâm thức: mỗi thành viên chính là những viên gạch lót đường cho Phong trào Cursillo lớn mạnh trên quê hương Việt Nam.
Biết bao Palanca các anh chị Cursillistas dành cho các Khóa Cursillo, những việc hy sinh âm thầm trong lời cảm tạ Thiên Chúa ân ban cuộc sống làm người, với những ơn riêng Thiên Chúa đã gọi và chọn tôi giữa dòng đời ngược xuôi. Palanca- những lời cầu nguyện thắm đượm nước mắt vì sự mất mát, những nỗi đau đến tận cùng và sự chổi dậy nắm lấy tay Thầy chấp nhận một tương lai trong tình yêu Thánh giá. Cây Thánh giá nhỏ xinh cài trên áo là một vinh dự của người Cursillo, là tâm diểm yêu thương, một sự hiệp nhất trong tình liên đới giữa các Giáo phận, cho những người Trợ Tá sẵn sàng lên đường, làm chứng nhân Loan Báo Tin Mừng giữa lòng Thế giới hôm nay.

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Tin ngày Truyền thống PTXL - 12.09.2015

ULTREYA – HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH
MỪNG KIM KHÁNH GIÁO PHẬN

Tòa Giám Mục Xuân Lộc, 12/9/2015



Ultreya! Ultreya!

Hai tiếng Tiến lên! Tiến lên của cuộc hành hương năm nào tại Santiago de Compostela – Tây Ban Nha lại vang lên hăng hái tại Tòa Giám mục Xuân Lộc vào sáng 12/9/2015.
Mặc dù Chúa Nhật 06/9 BPV GP và một số anh chị em đã có một cuộc khảo sát địa điểm hành hương trước, nhưng ngay từ chiều 11/9, một số ACE vẫn đến địa điểm hành hương để rà soát lại lần cuối công việc tổ chức và chuẩn bị sẵn các phần quà của vị chủ chăn gởi tặng.
Ngay từ sáng sớm, với đủ mọi loại phương tiện, quý anh chị cursillistas từ khắp 12 Liên nhóm lần lượt tiến về Tòa Giám mục để tham gia cuộc Hành hương mừng Kim Khánh giáo phận – cũng là ngày sinh hoạt Truyền thống lễ Suy tôn Thánh Giá, một trong hai ngày Đại Ultreya cấp giáo phận của Phong trào hàng năm.
Quý anh chị trong BPV GP đã có mặt lúc 5g30 sáng để chuẩn bị cho buổi Hành hương – Ultreya mừng Ngày Truyền Thống.

Bản tin Ultreya #22 - T.09.2015

BẢN TIN ULTREYA
THÁNG 9/2015

THƯ LINH HƯỚNG

Anh chị em Cursillista rất thân mến,
Chúng ta đang sống trong tâm tình Năm Thánh mừng Kim Khánh giáo phận với cột mốc quan trọng là năm Gia đình và giáo xứ, cộng đoàn Thánh Thể cùng với niềm vui là Ngày Mừng Lễ Suy Tôn Thánh Giá, truyền thống của Phong trào Cursillo Xuân Lộc chúng ta.
Anh chị em chúng ta sống trong những ngày này với những ý nguyện: nhìn lại quá khứ với lòng biết ơn, hăng say với hiện tại và hy vọng vào tương lai. Tất cả anh chị em chúng ta hãy nỗ lực hết mình và trông cậy vào ơn thánh Chúa để những ý nguyện này được Chúa chúc lành và trở thánh ý lực sống của mỗi chúng ta.
Nhìn lại quá khứ Phong trào với lòng tri ân bao tâm huyết và công sức của các bậc đàn anh, ACE chúng ta cũng đang tiếp nối hăng say với bao công tác Tông đồ với mọi giai đoạn của PT, Tiền Cursillo – Khóa Ba Ngày – Hậu Cursillo và chúng ta hy vọng sẽ có thêm những tông đồ cursillista nhiệt thành sống tinh thần Phúc âm hóa môi trường để Nước Chúa ngày càng hiển trị trên mặt đất này.
Chúng ta rất phần khởi với những anh chị em đã sống đời chứng nhân qua môi trường của mình, các anh chị em ấy đã thể hiện được khuôn mặt nhân lành của Chúa Giêsu nơi gia đình, nơi khu xóm, nơi giáo xứ, nơi làm việc và các môi trường mà Chúa đã đặt để.
Nơi Khóa Ba Ngày toán trợ tá cũng đã chia sẻ chứng từ bằng chính đời sống của mình để trở nên những Trợ tá chứng nhân, Hậu Cursillo các anh chị chứng nhân trong các Ultreya cũng đã quảng đại và can đảm chia sẻ những trải nghiệm của mình cùng tất cả anh chị em với mục đích ca ngợi Chúa và nâng đỡ nhau trong hành trình tông đồ Ngày Thứ Tư.
Các Linh hướng ngoài bổn phận của mình cũng đã quảng đại chia sẻ và gắn bó hơn với anh chị em cursillista trong đời sống Ngày Thứ Tư và cụ thể qua những Ultreya.
Tôi tin chắc rằng, tất cả thiện chí của chúng ta đều rất đẹp lòng Chúa và đã làm cho Thánh Giá Chúa Kitô trong đời sống chúng ta được nở hoa với hương thơm ngát.
Tất cả anh chị em chúng ta hãy tiếp tục nắm lấy Chúa và nắm lấy nhau để đời sống tông đồ chúng ta ngày càng thăng tiến như lòng Chúa mong.
Nguyện xin Chúa chúc lành và tiếp tục đồng hành cùng tất cả anh chị em.
Thân ái chào tất cả anh chị em trong tình yêu Chúa Kitô.
De Colores! Ultreya!
Lm Giuse Đinh Nam Hưng
Linh hướng PT Cursillo Giáo Phận Xuân Lộc

Mời xem chi tiết theo đường link: 

Bản tin OMCC tháng 9.2015


BẢN TIN HÀNG THÁNG
Tháng 9 năm 2015

Một lần nữa, bản tin của chúng ta lại có sự cộng tác của Nhóm quốc tế. Sự hợp tác đã làm phong phú thêm phần nội dung và tạo sự gần gũi hơn cho tất cả cursillistas đối với các cấu họ đại diện.
Trong bản tin kỳ này, chúng ta có sự đóng góp của Nhóm Quốc Tế Châu Âu (GECC) với bài viết dưới đây: 

ÂM VANG LỜI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
TRONG ĐẠI HỘI ULTREYA CHÂU ÂU LẦN THỨ III

1.      Một sứ điệp rõ ràng và trực tiếp cho chúng ta.
Trong cuốn Tư Tưởng Nền Tảng, ấn bản III gần đây chỉ ra rằng Phong Trào Cursillo Kitô Giáo (MCC), là một Phong trào thuộc về Giáo Hội, phải luôn luôn biểu tỏ sự tin tưởng vững chắc vào sự hiệp thông của Giáo Hội, luôn luôn thể hiện tình con thảo với Đức Thánh Cha, với các giám mục, là gốc rễ, cơ bản, vĩnh viển và hữu hình của sự hiệp nhất (IF3Ed n. 295). Ở khía cạnh này, cuộc họp mặt gần đây với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong buổi Ultreya Châu Âu lần thứ III tổ chức tại Roma, là cơ hội đặc biệt để thể hiện và chứng kiến ​​mối quan hệ con thảo này, sự cảm nhận đó về Giáo Hội đã khẳng định rõ đặc điểm phong trào của chúng ta. Chúng ta có giải pháp để tiếp tục thúc đẩy xây dựng theo cách mà Đức Giáo Hoàng đã đưa ra trong bài phát biểu của Ngài với cộng đồng Cursillistas tụ tập ở đó.

Ngài đưa ra cho chúng ta "một số gợi ý hữu ích cho sự tăng tiến tinh thần và sứ mệnh của chúng ta trong Giáo Hội". Đây chắc chắn là một đặc ân khi Đức Thánh Cha nói trực tiếp và đặc biệt với Phong Trào của chúng ta, thật vậy, lời nói của Ngài là một định hướng sáng tỏ mà chúng ta phải đón nhận để đưa vào cuộc sống hàng ngày của mình: các Nhóm, các Ultreyas, Trường Lãnh Đạo và Ban Điều Hành. Đây là trách nhiệm của chúng ta đối với Phong Trào vào lúc này, một chuỗi công việc, sự suy nghĩ, một cộng đồng nhận thức, đó là những gì chúng ta chắc chắn cần phải thực hiện.
Chào mừng Đức Giáo Hoàng của Chủ tịch Nhóm Quốc Tế Châu Âu (GECC), Alvaro Martínez

Giáo lý ĐTC Phanxicô về Giáo Hội (tt) - thứ Tư 9.9.2015

Theo Phúc Âm, Giáo Hội phải đón mừng,
cởi mở, không phải một "viện bảo tàng"

Trong Bài giáo lý bằng tiếng Ý, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh "giao ước mấu chốt"
giữa gia đình và các giáo xứ. Bản dịch toàn văn.

Rôma – 09/9/2015 (ZENIT.org)

"Một Giáo Hội đích thực theo Phúc Âm chỉ có thể là hình thức của một ngôi nhà luôn luôn đón mừng, mở cửa. Các Giáo Hội, các giáo xứ, các cơ chế với cửa đóng then cài không thể gọi là Giáo Hội, phải gọi đó là những viện bảo tàng!", Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích.
Đức Giáo Hoàng đã xoáy Bài giáo lý bằng tiếng Ý của ngài hôm 09/9/2015, trên quảng trường Thánh Phêrô trước hàng chục ngàn người, trên chủ đề gia đình và giáo xứ, "cộng đoàn Kitô giáo".
A.B.
Bản dịch toàn văn Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào quý anh chị em!
Hôm nay, tôi muốn lưu ý chúng ta về mối quan hệ giữa gia đình và cộng đoàn Kitô giáo. Đây là một mối quan hệ, có thể nói là "tự nhiên", bởi vì Giáo Hội là một gia đình thiêng liêng và gia đình là một tiểu Giáo Hội (x. Lumen Gentium, 9).
Cộng đoàn Kitô giáo là một ngôi nhà của những ai tin vào Chúa Giêsu, là nguồn mạch tình huynh đệ giữa tất cả mọi người. Giáo Hội lữ hành giữa các dân tộc, trong lịch sử của con người nam nữ, của những người là cha, là mẹ, những người là con trai, con gái: lịch sử này chính là điều quan trọng đối với Chúa. Những biến cố lớn của các quyền lực thế gian được ghi chép trong sử sách, và vẫn còn đấy. Nhưng lịch sử những đau khổ của con người được trực tiếp ghi trong trái tim của Thiên Chúa; và đó là lịch sử sẽ còn mãi mãi đời đời. Chính đó là nơi của sự sống và của đức tin. Gia đình là nơi chúng ta khai tâm – không thay thế được, không xóa nhòa được – vào thiên lịch sử này. Vào thiên sử sự sống tràn đầy, sẽ dẫn đến sự chiêm ngắm Thiên Chúa đời đời trên Trời, nhưng nó khởi sự từ trong gia đình! Và gia đình, vì lý do này mà trở thành rất quan trọng.
Con của Thiên Chúa đã học lịch sử loài người bằng con đường này, và Người đã đi đến tận cùng (x. Dt 2, 18; 5, 8). Thật là đẹp khi quay lại nhìn ngắm Chúa Giêsu và những dấu chỉ của mối quan hệ này! Người sinh ra trong một gia đình và chính ở nơi đây Người đã "học biết thế giới": một cửa tiệm, bốn căn nhà, một ngôi làng nhỏ bé không ra gì. Và tuy thế, khi trải nghiệm 30 năm, Chúa Giêsu đã thấm nhuần kiếp sống nhân sinh, bằng cách đón nhận nó trong niềm hiệp thông với Chúa Cha và trong chính tông vụ của Người. Rồi, khi Người giã từ Nazareth và bắt đầu cuộc đời công cộng của Người, Chúa Giêsu đã hình thành chung quanh Người một cộng đoàn, một "hội đồng", nghĩa là một sự triệu tập nhiều người. Chính điều này là ý nghĩa của từ "Giáo Hội".

Giáo lý ĐTC Phanxicô về gia đình (tt) - thứ Tư 2.9.2015

Nụ cười của gia đình để thắng "hoang mạc hóa" thành thị

Bản dịch toàn văn Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bằng tiếng Ý
trong buổi triều kiến chung ngày thứ Tư 02/9/2015

Rôma – 03/9/2015 (ZENIT.org)

"Giao ước giữa Thiên Chúa và gia đình ngày nay được kêu gọi chống lại sự hoang mạc hóa cộng đoàn của các thành phố hiện đại", Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố.
Đức Giáo Hoàng đã tiếp nối chuỗi Bài giáo lý của ngài về gia đình, hôm thứ Tư 02/9/2015, trong buổi triều kiến chung hàng tuần, trên quảng trường Thánh Phêrô trước khoảng 30 000 người.
"Các thành phố của chúng ta đã trở nên hoang vắng bởi thiếu tình yêu, thiếu nụ cười. Có nhiều thú vui giải trí, nhiều chuyện để mất thời giờ, để chọc cười, nhưng thiếu tình yêu", Đức Giáo Hoàng đã ghi nhận đồng thời đưa ra phương thuốc: "Nụ cười của các gia đình có thể thắng hoang mạc hóa các thành thị của chúng ta. Và điều đó là chiến thắng của tình yêu gia đình. Không có đồ án kinh tế và chính trị nào có khả năng thay thế sự đóng góp này của gia đình".
Sau đây là bản dịch toàn văn Bài giáo lý được nói bằng tiếng Ý. Chúng tôi đã công bố hôm qua, 02/9/2015, những lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong buổi triều kiến, nhất là lời kêu gọi hòa bình và bản tiếng Pháp Bài giáo lý của ngài.
A.B.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào quý anh chị em!
Trong phần cuối hành trình các Bài giáo lý về gia đình của chúng ta, chúng ta hãy mở to mắt để thấy rõ cách thức mà gia đình trải nghiệm trách nhiệm của mình để truyền đạt đức tin, ngay trong gia đình và cho cả bên ngoài nữa.
Thoạt đầu, chúng ta tưởng như những lời dậy trong Phúc Âm có vẻ đối nghịch với những quan hệ gia đình. Ví dụ những lời mạnh mẽ sau đây mà chúng ta đều biết và đều đã nghe: "Ai yêu cha mẹ hơn Thầy thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai, con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy" (Mt 10, 37-38).

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Hành trình Đức tin - 4. Câu chuyện của một gia đình Nhật Bản

Câu chuyện của Một gia đình Nhật Bản

John Shirieda, S.D.B.

Cách nay hơn 25 năm, gia đình tôi gồm có mẹ, chị, anh tôi và tôi. Mỗi buổi sáng, chúng tôi đều tụng kinh trước tượng của Đức Phật trong căn nhà nghèo nàn tồi tệ của gia đình. Việc tụng kinh này thể hiện lòng sùng kính sốt sắng của chúng tôi với Đức Phật. Thường thường mỗi buổi sáng chúng tôi còn dâng lên bàn thờ một chén gạo nữa.
Tôi không đề cập tới cha tôi ở trên và nhấn mạnh đến căn nhà nghèo nàn, tồi tệ của chúng tôi, vì sự tàn ác của chiến tranh đã đưa gia đình tôi vào cảnh túng cực khổ sở. Cha tôi là một sĩ quan trong một Trung Đoàn Bộ Binh đã tử trận tại đồng bằng Trung Hoa vào năm 1937.
Căn nhà của chúng tôi tại Kagoshima đã biến thành một đống gạch vụn sau trận dội bom kinh hoàng cuối cùng của Hoa Kỳ. Ý muốn được sống gần bà nội của chúng tôi đã khiến chúng tôi phải đi xa thành phố hơn 50 dặm đường. Nhưng ngay cả tại vùng ngoại ô này cũng toàn là hoang địa và đổ nát.
Trong suốt nhiều năm theo dõi chiến tranh với lòng ái quốc và sự lo lắng, đã có lần tôi nghĩ rằng mình sẽ phải trở thành một chiến sĩ theo chân cha tôi. Có thể tôi sẽ chỉ can đảm bằng cha tôi thôi, nhưng chắc chắn tôi sẽ may mắn hơn. Sự nghèo túng của gia đình cần sự hiện diện của tôi và niềm thất vọng của Hoàng gia Nhật khiến giấc mơ của tôi tàn lụi. Vấn đề quan trọng là làm sao có được một đời sống thích nghi với hoàn cảnh. Tôi phải bắt đầu từ mái ấm gia đình: Gỗ lạt ở Nhật đầy dẫy, làm một căn nhà để trú mưa trú nắng không phải là chuyện khó, nhưng vấn đề là đào đâu ra đinh để đóng những tấm gỗ vào với nhau?
Một đứa bạn của tôi đưa ra sáng kiến rất hay để giải quyết khó khăn này: Hắn ta đề nghị tôi ăn cắp đinh từ một ngôi nhà thờ Công giáo gần đó đang xây cất sắp xong dưới sự trợ giúp của quân đội Hoa Kỳ.
Ý nghĩ ăn cắp làm chùn bước chân tôi, nhưng đinh hiện quá cần cho việc làm nhà. Hơn nữa, lấy cắp của cải của kẻ thù Hoa Kỳ và của đạo Công giáo đối với tôi lúc đó là việc phải làm.
Một hôm nọ, vào buổi giữa trưa, khi các công nhân xây cất nhà thờ đang nghỉ việc để ăn cơm, tôi thực hiện ý định. Tất cả mọi việc xảy ra êm thắm, cả người tôi từ trên xuống dưới, tất cả các túi đều đầy đinh.
Một cách hết sức cẩn thận, tôi trở ra bằng chính con đường tôi đã đi vào lúc trước. Nửa đường, một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu tôi: Thử nhìn xem trong căn nhà mới cất có gì trong đó? Tò mò mạnh hơn sự sợ hãi, tôi hì hục leo lên một cửa sổ để nhìn vào bên trong.
Ngay lúc đó, một ông Cha đang đọc kinh trong nhà thờ giật mình vì tiếng động do tôi gây ra, ông ngước mắt nhìn lên và trông thấy tôi đang đứng ngoài cửa sổ.

Chia sẻ về sứ vụ Loan báo Tin Mừng

TÌM HIỂU ĐỂ THỰC THI
SỨ MẠNG LOAN BÁO TIN MỪNG

Trước đây, đã có quan niệm cho rằng việc truyền giáo hay loan báo Tin Mừng là của quí cha, quí thầy, nói chung là của những đấng bậc tu hành, còn người giáo dân thì chỉ lo việc sáng lễ, tối chầu là đủ rồi! Và người giáo dân yên tâm “giữ đạo” như thế là khi chết chắc chắn được về Thiên Đàng… Nhưng rồi quan niệm “giữ đạo” được thay thế bằng “sống đạo” tích cực hơn. Người giáo dân được quí cha, quí thầy hướng dẫn, cùng với việc họ học hỏi, tìm hiểu Thánh Kinh, Thánh Truyền, Thánh Công Đồng Vaticanô II (1962-1965), Tông Huấn của các Đức thánh cha, Thư Mục vụ của Hội đồng Giám mục, Giám mục địa phương, qua sách báo và các phương tiên truyền thông Công giáo… Nhờ thế, ngày nay người giáo dân hiểu rằng truyền giáo không chỉ là sứ mạng của hàng giáo phẩm, mà truyền giáo còn là sứ mạng của mỗi Kitô hữu: “Các con hãy đi khắp thế gian loan báo Tin Mừng cho muôn loài thọ tạo” (Mc 16,15)

Trong ý hướng đó, và trong năm 2015, năm tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn sống đời sống thánh hiến, người viết xin được góp một phần thật khiêm tốn vào việc trọng đại là tìm hiểu để thực thi việc truyền giáo của Giáo hội Công giáo, với mong ước mỗi Kitô hữu được tham gia, hiệp thông trong công việc mở mang Nước Chúa, nước của tình yêu trên quê hương Việt Nam thân yêu và khắp nơi trên thế giới: “Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt” (Lc 10, 2). Ta cùng tìm hiểu vai trò của Giáo hội và mỗi Kitô hữu với việc truyền giáo.

Giáo hội Công giáo với việc loan báo Tin Mừng:
Truyền giáo, hay Loan báo Tin Mừng là bản chất của Giáo hội Công giáo. Điều này đã được Thánh Công Đồng Vaticanô năm 1965 minh định trong Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo hội: “Tự bản tính, Giáo hội lữ hành là người được sai đi, vì cội nguồn của Giáo hội gắn liền với việc Chúa con và Chúa Thánh Thần được sai đến theo ý định của Thiên Chúa Cha”. (Mục 2 chương I, Giáo thuyết căn bản, trong Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo hội, Công Đồng Vaticanô II).

Giáo dân với việc loan báo Tin Mừng.
Trong thư thứ nhất của Thánh Phêrô chương 2 câu 9 đã nói: “Còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng dịu hiền”. Như thế, khi một người được chịu Phép Rửa tội, họ trở thành một Kitô hữu và được tham gia vào ba sứ vụ chính của Giáo hội: Sứ vụ Tư tế, sứ vụ Ngôn sứ, sứ vụ Vương đế. Về phần này, trên website Mục vụ giáo dân thuộc giáo phận Long Xuyên, LM Gioankim Nguyễn Văn Hinh (D.Min.), Chủ tịch ủy ban Mục vụ giáo dân đã trình bầy thật chi tiết và đầy đủ. Người viết xin tóm lược ngắn gọn như sau: