Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Chúng ta có thể làm Thánh không?

LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ
CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM THÁNH KHÔNG?

Ngày nay, các bạn trẻ rất làm dụng từ ngữ, có những từ ngữ rất tốt và tích cực đã bị các bạn trẻ sử dụng cách tiêu cực. Một trong những chữ đó là chữ “thánh”. Trên Facebook, nhiều bạn trẻ dùng chữ thánh theo kiểu: thánh troll, thánh tướng, thánh quậy. Hôm nay, chúng ta không nói về các kiểu thánh phàm tục mà giới trẻ gọi nhau, nhưng chúng ta nói về chữ thánh thiện.

Ảnh hưởng quan niệm từ thời Trung cổ, khi nói đến thánh thiện, nhiều người cảm thấy đó là những gì xa vời, thuộc về những con người siêu phàm mà mình có cố gắng cũng không thể đạt tới được. Nhiều người khác thì cho rằng, sống thánh thiện là phải suốt ngày đọc kinh cầu nguyện, hãm mình ép xác, đi đứng nghiêm trang, sống như một người trốn đời không biết gì với thế giới bên ngoài. Những quan niệm sống thánh thiện như thế đã lỗi thời và không thể thực hiện được trong thời đại hôm nay.

Ngày nay, Giáo hội tôn phong những con người rất đỗi bình thường làm mẫu gương thánh thiện. Dịp kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới vừa qua, Giáo hội tôn phong bố mẹ của Thánh nữ Têrêsa lên bậc hiển thánh, hoặc những lần tôn phong gần đây, Giáo hội tôn vinh những con người hết sức trẻ trung hiện đại nên những vị thánh. Việc này cho thấy rằng ở thời đại nào, môi trường nào, chúng ta cũng có thể trở nên thánh thiện khi chúng ta sống hết mình với Chúa và với anh chị em, biến từng giây phút trong cuộc đời mình trở nên thánh thiện, thì cả cuộc đời sẽ được dệt bằng sự thánh thiện.

Sống thánh thiện và trở nên con người thánh thiện không phải là đặc quyền của riêng ai, nhưng là dành cho tất cả mọi người. “Tất cả họ mặc áo trắng, tay cầm cành lá thiên tuế” cho thấy dù họ là ai, dù sống trong hoàn cảnh nào, miễn họ vẫn giữ được tâm hồn trung thành với Chúa, giữ cho tấm áo trắng của ngày rửa tội được tinh tuyền, thì họ được kể là các thánh.

Thông điệp ĐTC Phanxicô gửi các tôn giáo - 28.10.2015

"Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau: mình là anh em"

Thông điệp của Đức Giáo Hoàng gửi các tôn giáo (bản dịch đầy đủ)

Rôma – 28/10/2015 (ZENIT.org)

"Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau: mình là anh em!", Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi trong thông điệp của ngài gửi các tôn giáo.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã muốn rằng buổi triều kiến chung này là một buổi "triều kiến liên tôn", hôm thứ Tư 28/10/2015 trên quảng trường Thánh Phêrô, nhân dịp 50 năm kỷ niệm bản tuyên ngôn công đồng Nostra aetate (Thời đại chúng ta) về quan hệ của Giáo Hội công giáo với các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Đó cũng là một ngày cận ngày kỷ niệm 29 năm Cuộc Gặp Gỡ của các tôn giáo vì hòa bình theo ý của Thánh Gioan-Phaolô II, ngày 27/10/1986, tại Assisi.
Đức Giáo Hoàng đã viện dẫn ĐGH Phaolô VI, và 10 điểm của Nostra aetate, cũng như cuộc gặp gỡ của ĐGH Gioan-Phaolô II với các bạn trẻ Hồi Giáo tại Casablanca (Maroc), ngày 19/8/1985 và cuộc Gặp Gỡ đầu tiên của các tôn giáo vì hòa bình tại Assisi, ngày 27/10/1986.
Đức Giáo Hoàng đã ghi nhận sự "biến đổi" của các quan hệ với người Do Thái giáo khi ngài nói rằng: "Sự biến đổi thực sự, trong suốt 50 năm này, của quan hệ giữa các Kitô hữu và người Do Thái Giáo khơi động một sự tạ ơn đặc biệt dâng lên Thiên Chúa. Sự thờ ơ và chống đối đã chuyển thành hợp tác và khoan dung. Từ những kẻ thù địch và xa lạ, chúng ta đã trở thành bạn hữu và anh em".
Để xua đuổi cám dỗ chủ nghĩa chính thống, Đức Giáo Hoàng nhắn nhủ hãy "nhìn vào những giá trị tích cực mà các tôn giáo đang sống theo và đề nghị, các giá trị nguồn gốc của hy vọng".
Nhằm đến Năm Thánh, ngài gợi ý "Năm Thánh ngoại thường của Lòng Thương Xót đang chờ đợi chúng ta là một cơ hội thuận lợi để cùng nhau làm việc trên lãnh vực các công trình từ thiện".
Và nhất là, ngài mách bảo chìa khóa cầu nguyện: "Anh chị em thân mến, liên quan đến tương lai của đối thoại liên tôn, việc đầu tiên chúng ta phải làm là cầu nguyện. Và cầu nguyện cho nhau: chúng ta là anh em! Không có Chúa, không có thể làm gì được cả: với Người, tất cả đều thành đạt!"
Sau đây là bản dịch toàn văn lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô được ngài tuyên bố bằng tiếng Ý.
A.B.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào quý anh chị em!
Trong các buổi triều kiến chung, thường hay có những người hay những nhóm thuộc các tôn giáo khác: nhưng ngày hôm nay, sự hiện diện này rất là đặc biệt, để cùng nhau nhớ lại kỷ niệm 50 năm bản tuyên ngôn của Công Đồng Vatican II, Nostra aetate, về quan hệ của Giáo Hội công giáo với các tôn giáo ngoài Kitô giáo.
Chủ đề này đã là chủ đề nằm lòng của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, ngay từ Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm trước khi bế mạc Công Đồng, ngài đã thành lập Văn Phòng Thư Ký cho những người ngoài Kitô giáo, nay là Hội Đồng Giáo Hoàng về đối thoại liên tôn.
Vì thế, tôi bầy tỏ lòng tri ân và tôi gửi lời chào mừng nồng nhiệt của tôi tới những người và những nhóm của các tôn giáo, ngày hôm nay đã muốn hiện diện nơi đây, và đặc biệt tới những người đến từ xa.
Công Đồng Vatican II đã là một thời gian đặc biệt để suy nghĩ, đối thoại và cầu nguyện nhằm canh tân cái nhìn của Giáo Hội công giáo về chính mình và về thế giới. Một dịp nghiên cứu các dấu chỉ thời đại, nhằm cập nhật theo hướng trung thành với truyền thống Giáo Hội và trung thành với lịch sử con người nam nữu thời đại chúng ta.
Quả thế, Thiên Chúa, Đấng đã mặc khải trong công trình tạo dựng và trong lịch sử, trước đây đã phán dạy qua các ngôn sứ, và cách trọn vẹn nhất, nơi Con của Người nhập thể (x. Dt 1, 1), nay Người phán với tim óc của tất cả mọi con người đang tìm chân lý và những phương cách để thực hiện.

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia đình (04-25.10.2015)

Diễn Tiến Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình
Nguyễn Đức Tuyên, tổng hợp các tài liệu

Thượng Hội Đồng Giám Mục Thường Lệ Kỳ thứ 14 diễn ra từ ngày 04 đến 25 Tháng 10 với chủ đề: “Ơn gọi và sứ mạng của các gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới đương đại.” Thượng Hội Đồng suy tư thêm trên các điểm đã được thảo luận trong Khoá Họp Ngoại Thường năm 2014 nhằm xây dựng những hướng dẫn mục vụ thích hợp cho những cá nhân và gia đình.
I.         Giai Đoạn Chuẩn Bị
Năm 2014, sau khóa họp ngoại thường, Hội Đồng Tòa Thánh đã gởi một bản câu hỏi (lineamenta) gồm 46 câu, đến các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới để thu thập ý kiến. 
Sau khi đúc kết các ý kiến, một Tài liệu làm việc (Instrumentum Laboris), được công bố ngày 23/6/2015. Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 14 về gia đình đã được công bố. Văn kiện này ngoài phần nhập đề và kết luận, được chia làm 3 phần:
·         Trước tiên là lắng nghe những thách đố về gia đình trong Giáo Hội và xã hội ngày nay,
·         Tiếp đến, phần 2 trình bày sự phân định về ơn gọi của gia đình,
·         Sau cùng phần thứ 3 nói về sứ mạng của gia đình ngày nay.
Một số đề nghị trong Tài Liệu làm việc:
·         Các cặp đồng phái không thể coi như tương đương với hôn nhân giữa người nam và người nữ, và không thể chấp nhận những sức ép gây ra cho các Giám Mục về điểm này.
·         Đề cao phẩm giá người già và người tàn tật, đồng thời nói đến công tác mục vụ chuyên biệt cho các gia đình di dân.
·         Đề cao vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội.
·         Bí tích hôn phối là bất khả phân ly. Đặc tính này chính là một hồng ân chứ không phải là cái ách áp đặt trên con người.
·         Giáo Hội phải tháp tùng những giai đoạn khó khăn đau khổ của các đôi vợ chồng, giúp tránh những đối nghịch tai hại, đổ vỡ giữa hai bên, với những hậu quả gây ra cho con cái.
·         Đứng trước sự áp đặt những kiểu mẫu trái ngược với lập trường Kitô giáo về gia đình, cần cống hiến những chương trình huấn luyện thích hợp.
·         Kêu gọi các tín hữu Kitô dấn thân trong chính trị, xã hội và hãy bảo vệ gia đình.
·         Về những cặp nam nữ sống chung mà không kết hôn, cổ võ sự tháp tùng các cặp ấy để họ tiến đến sự sung mãn về bí tích.
·         Sự tha thứ là kinh nghiệm cơ bản trong gia đình; trong trường hợp có sự phản bội trong hôn nhân, thì cần có một sự sửa chữa, để hôn ước đã bị vi phạm có thể được tái lập.
·         Về sự thất bại của hôn nhân, cần có sự phân định khôn ngoan và từ bi.
·         Liên quan đến các vụ án giải hôn phối: thủ tục miễn phí và bỏ qua qui luật phải có hai án lệnh đồng nhất thì mới được tuyên bố hôn nhân vô hiệu.
·         Về những người ly dị tái hôn, cần phải xét lại những hình thức loại trừ hiện nay đối với họ trong lãnh vực phụng vụ và mục vụ, giáo dục và từ thiện, để những tín hữu ấy không ở ngoài Giáo Hội.
·         Về việc cho những người ly dị tái hôn được rước lễ, người ta đồng ý về giả thuyết thực hiện một con đường thống hối, dưới quyền một Giám Mục, dựa trên sự thống hối.
·         Sau cùng, tuy Giáo Hội tiếp tục mạnh mẽ chống lại hôn phối đồng phái, tài liệu cầu mong có những dự án mục vụ đặc biệt cho những người đồng tính luyến ái và gia đình họ”.

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Bài học đầu tiên để làm người


Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.
Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
Thứ nhấtHỌC NHẬN LỖI.
Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.
Thứ haiHỌC NHU HÒA.
Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.
Thứ baHỌC NHẪN NHỤC.
Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.
Thứ tưHỌC THẤU HIỂU.
Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
Thứ nămHỌC BUÔNG BỎ.
Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!
Thứ sáuHỌC CẢM ĐỘNG.
Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.
Thứ bảyHỌC SINH TỒN.
Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.
Nguồn: petalia.org

Tầm nhìn là gì?


Ngày nay, người ta hay nói đến hai chữ “tầm nhìn”. “Tầm nhìn” hình như nó đã trở thành mốt của những người thích ăn to nói lớn, muốn chứng tỏ mình là người nhìn xa trông rộng.
Thực ra, người xưa cũng đã có khái niệm về hai chữ tầm nhìn, nhưng dùng đơn giản là từ “lo xa”. Một người nông dân biết dự trữ lương thực cho tháng ba ngày tám, biết dành tiền tới tháng 9 để cho con cái đến trường, biết tiết kiệm phòng lúc ốm đau, biết lo chuyện cưới vợ gả chồng cho con cái sau này… chính là người biết lo xa mà ngày nay gọi là có tầm nhìn.
Không lo xa thì nước tới chân chạy chẳng kịp. Người biết lo xa là người khôn ngoan. Người biết nhìn xa trông rộng là người không bao giờ thất bại. Nhưng lo xa hay tầm nhìn đôi khi cũng sai lầm, cũng thất bại. Biết lo xa, hay có tầm nhìn đúng phải là người có lý trí sáng suốt, có mưu lược khôn ngoan thì mới định liệu trước sự việc. Điều nào cần làm và điều nào không nên làm.
Cuộc đời con người thành công hay thất bại đều dựa trên “tầm nhìn” đúng hay sai. Điều quan yếu phải có tầm nhìn trong sáng để không bị tham sân si làm mờ con mắt. Đừng thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái hại liền sau. Nhiều người làm ăn gian dối thì có lợi trước mắt nhưng công việc lại chẳng bền lâu. Nhiều người chỉ biết nghĩ cho mình nên chẳng có bạn bè trợ giúp khi gặp hoạn nạn. Con người cần phải có cái nhìn đắc nhân tâm để sống có ích cho cuộc đời.
Chúa Giê-su luôn có tầm nhìn vì ích lợi của con người. Cuộc đời Ngài luôn nhìn thấy nhu cầu khốn khổ của tha nhân để chạnh lòng thương xót và làm xoa dịu nỗi đau cho con người. Phúc âm nhiều lần nhắc đến 2 từ “Ngài nhìn” thấy và chạnh lòng thương. Từ cái nhìn chạnh lòng đầy thương cảm ấy mà Ngài đã làm tất cả để xoa dịu nỗi đau cho những ai mà Ngài gặp gỡ trên đường.

Số liệu GH Công Giáo 2013

Thống kê Giáo hội Công giáo 2013
WHĐ (21.10.2015) / Fides – Theo thông lệ, nhân Ngày Thế giới Truyền giáo hằng năm, hãng tin Fides của Toà Thánh Vatican đưa ra hình ảnh và hoạt động truyền giáo của Giáo hội Công giáo trên toàn thế giới qua các con số thống kê. Trong Ngày Thế giới Truyền giáo năm nay, Chúa nhật 18-10-2015, Fides đã công bố bản thống kê sau đây dựa theo ấn bản mới nhất của Sách Thống kê Giáo hội Thường niên (Annuarium Statisticum Ecclesiae)tính đến 31-12-2013. Các thay đổi –tăng hay giảm– so với năm trước được để trong dấu ngoặc: dấu cộng (+) là tăng, dấu trừ (-) là giảm, dấu bằng (=) nghĩa là không thay đổi.
Dân số thế giới -Tín hữu Công giáo
Châu lục
Dân số
Tín hữu Công giáo
Tỉ lệ
Châu Phi
1.089.948.000 (+23.808.000)
206.224.000 (+7.637.000)
 18,92 % (+0,29)
Châu Mỹ
964.836.000 (+17.865.000)
613.870.000 (+15.051.000)
63,62 % (+0,38)
Châu Á
4.282.035.000 (+27.776.000)
136.802.000 (+2.161.000)
3,19 % (+0,03)
Châu Âu
718.995.000 (+289.000)
287.153.000 (+285.000)
 39,94 % (-0,03)
Châu Đại Dương
37.984.000 (+683.000)
9.877.000 (+171.000)
 26,03 % (+0,01)
TỔNG CỘNG
7.093.798.000 (+70.421.000)
1.253.926.000 (+25.305.000)
 17,68% (+0,19)
Số dân / Số tín hữu Công giáo trên một linh mục
Châu lục
Số dân
trên một linh mục
Số tín hữu Công giáo
trên một linh mục
Châu Phi
26.059 (-506)
4.931 (-17)
Châu Mỹ
7.836 (+132)
4.986 (+115)
Châu Á
47.171 (-360)
2.225 (-17)
Châu Âu
3.903 (+49)
1.559 (+21)
Châu Đại Dương
8.044 (+147)
2.092 (+38)
TỔNG CỘNG
13.752 (+180)
3.019 (+54)
Giáo khu – Điểm truyền giáo
Châu lục
Giáo khu
Điểm truyền giáo
có linh mục
Điểm truyền giáo
không có linh mục
Châu Phi
536 (+2)
554 (+26)
75.505 (+1.569)
Châu Mỹ
1.084 (+1)
449  (-49)
16.235  (+802)
Châu Á
534 (+1)
763 (+58)
41.381 (+584)
Châu Âu
754 (+3)
68 (-13)
105 (-2)
Châu Đại Dương
81 (+1)
37 (+2)
643 (+121)
TỔNG CỘNG
2.989 (+8)
1.871 (+24)
133.869 (+3.074)