Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Bài giảng ĐTC Phanxicô ngày 24.01.2016

"Và bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng bước vào
nguyện đường Nazareth…"

Bài Huấn Đức của Đức Giáo Hoàng trước Kinh Truyền Tin ngày 24 tháng 01 năm 2016 (bản dịch đầy đủ).

"Và bây giờ, chúng ta cũng vậy, chúng ta hãy tưởng tượng bước vào nguyện đường Nazareth, ngôi làng nơi Chúa Giêsu đã lớn lên đến khoảng 30 tuổi": Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề nghị suy ngẫm này vào giờ Kinh Truyền Tin trưa ngày Chúa Nhật 24/01/2016, trên quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Giáo Hoàng đã hướng dẫn buổi suy ngẫm và nói thêm: "Điều diễn ra ở đây là một biến cố quan trọng, làm nổi bật sứ vụ của Chúa Giêsu. Người đã đứng lên đọc Sách Thánh. Người mở cuốn sách ngôn sứ Isaia và chọn đoạn viết rằng: "Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn" (Lc 4, 18).  Rồi, sau một lúc im lặng cộng đoàn đang chờ đợi, Người phán, trong sự sửng sốt của tất cả mọi người: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe" (c. 21)… Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã mời gọi các giáo dân hãy rút kinh nghiệm và cập nhật bài Phúc Âm này trong cuộc sống của mình.
Sau đây là bản dịch đầy đủ lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
A.B.
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin
Thân chào quý anh chị em!
Trong bài Phúc Âm ngày hôm nay, thánh sử gia Luca, trước khi trình bầy bài giảng chương trình của Đức Giêsu tại Nazareth, đã tóm tắt ngắn gọn hoạt động Phúc Âm hóa của Người. Một hoạt động Người đã tiến hành với quyền phép của Chúa Thánh Linh: Lời Người rất độc đáo, bởi vì mang tính mặc khải ý nghĩa của Thánh Kinh; đó là lời được ban ra với uy quyền, bởi vì có thể ra lệnh cho các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh (x. Mc 1, 27). Chúa Giêsu không phải như các giảng sư khác cùng thời với Người : thí dụ, Người không mở trường để học Lề Luật, mà đi khắp nơi để giảng dậy, trong các nguyện đường, ngoài đường phố, trong nhà người ta, Người đi khắp nơi! Chúa Giêsu cũng không như ông Gioan Tẩy Giả, ông này loan báo cuộc phán xét của Thiên Chúa sắp tới, trong lúc Người thông truyền sự tha thứ của Thiên Chúa Cha.
Và bây giờ, chúng ta cũng vậy, chúng ta hãy tưởng tượng bước vào nguyện đường Nazareth, ngôi làng nơi Chúa Giêsu đã lớn lên đến khoảng 30 tuổi. Điều diễn ra ở đây là một biến cố quan trọng, làm nổi bật sứ vụ của Chúa Giêsu. Người đã đứng lên đọc Sách Thánh. Người mở cuốn sách ngôn sứ Isaia và chọn đoạn viết rằng: "Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn" (Lc 4, 18).  Rồi, sau một lúc im lặng cộng đoàn đang chờ đợi, Người phán, trong sự sửng sốt của tất cả mọi người: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe" (c. 21)"

Bản tin số 24 - T.01.2016

BẢN IN ULTREYA SỐ 24/T.01.2016


Trong số này gồm có:
- Chia sẻ chứng nhân tại Đại Ultreya GP và Ultreya các LN
- Thông tin sinh hoạt các LN
- Tông sắc tôn cử Thánh Phaolô làm Quan thầy PT Cursillo
- Lịch sinh hoạt PT năm 2016 và mục Phân ưu - Cầu nguyện

Kính mong quý anh chị cùng cầu nguyện, hiệp thông tham gia để công tác truyền thông loan truyền tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa được ACE đón nhận mỗi ngày tích cực hơn.

Xin Chúa chúc lành và ban muôn hồng ân xuống trên quý anh chị và gia đình.

Lạy Thánh Phaolô Quan Thày, cầu cho chúng con.

De Colores!

Mời xem và download tại đường link: 
http://cursillovn.net/TY/BantinUltreya/BTXL_24.T.01.2016.pdf

Tin Ultreya & Thánh lễ - 23.01.2016


Do ngày 29/6, lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô lại là ngày GP chọn là Bổn mạng của BHG các giáo xứ; hơn nữa biến cố Damas của thánh Phaolô khi xưa rất phù hợp với phương pháp của PT Cursillo – một PT của Giáo Hội, nên từ lâu, PT Cursillo GP Xuân Lộc đã chọn ngày lễ thánh Phaolô Trở Lại để tổ chức thánh lễ mừng kính ngài.
Trước đó mấy tháng, BPV GP đã mời gọi ACE khắp nơi ngoài việc thực hiện Palanca cho ngày lễ, tất cả còn chuẩn bị cho Bản tin số đặc biệt, chương trình Ultreya với các chia sẻ chứng nhân đặc thù của PT. Năm nay, PT hướng trọng tâm vào Năm thánh ngoại thường Lòng Thương Xót Chúa do ĐTC Phanxicô khai mở ngày 08/12/2015 với chủ đề: “CURSILLISTA – CHỨNG NHÂN CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT”.
Mặc dù đã chuẩn bị từ trước, nhưng ngay từ sáng sớm, mọi người có trách nhiệm đã quy tụ về giáo xứ Bùi Chu – Phú Thịnh, nơi tổ chức lễ để rà soát lại địa điểm cũng như khâu tổ chức của Đại Ultreya. Các Liên nhóm cũng lần lượt có mặt với vẻ hân hoan đặc biệt. Không khí dịu mát của buổi sáng sớm có lẽ cũng làm cho buổi tiếp xúc cá nhân giữa quý anh chị cursillista thêm phần sôi nổi. Ngoài quý anh chị cursillistas trong giáo phận, hôm nay PT Xuân Lộc còn vinh dự đón tiếp quý anh chị từ GP Phú Cường và TGP Sài Gòn. Mọi người hân hoan tay bắt mặt mừng chào đón nhau trong tiếng nhạc De Colores phát ra từ trong Hội trường giáo xứ.

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Tâm tình tri ân - Mừng kính lễ Thánh Phaolô Trở Lại - Quan Thầy PT Cursillo - XL, 23.01.2016

TÂM TÌNH TRI ÂN

Xin tạ ơn Chúa vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.

Trong tâm tình cảm tạ hồng ân Chúa về Đại Ultreya và Thánh lễ mừng kính lễ Thánh Phaolô Trở Lại – Quan Thầy Phong trào Cursillo ngày 23.01.2016 tại Nhà thờ Giáo xứ Bùi Chu được mọi sự tốt đẹp, với sự hiện diện của gần 400 ACE Cursillistas Xuân Lộc cùng với quý Cha, quý tu sĩ LH và đại diện PT Cursillo các GP bạn: Sài Gòn, Phú Cường.

Chúng con xin chân thành tri ân quý Đức Giám Mục Giáo Phận và Đức Ông Vinh sơn Tổng Đại Diện đã hiệp thông cầu nguyện và khích lệ ACE Cursillistas chúng con.

Chúng con hết lòng cám ơn Cha Giuse Đinh Nam Hưng, Linh hướng PT Cursillo Xuân Lộc và quý Cha, quý Tu sĩ trong Ban linh hướng, dù rất bận rộn với công việc mục vụ nhưng với tình thương yêu đã luôn đồng hành, hướng dẫn chúng con trong tất cả các công việc.

Đặc biệt cám ơn BHG Giáo xứ Bùi Chu, quý chị Hiền Mẫu, các em lễ sinh và các Hội đoàn….đã tận tình phục vụ để ACE cursillistas trong toàn GP có được ngày họp mặt đông đủ trong không khí vui tươi và chan hòa tình mến.

Xin cảm ơn tất cả quý anh chị đã hết sức quảng đại đóng góp tích cực cho PT cả tinh thần lẫn vật chất giúp cho ngày ĐH Ultreya kết quả tốt đẹp. Xin cảm ơn quý anh chị trong các phận vụ được trao đã chu toàn tích cực công việc được giao.

Cũng xin cảm ơn quý AC Cursillistas vì hoàn cảnh không tham dự được nhưng cũng đã cầu nguyện, hướng lòng và hiệp thông để ĐH Ultreya được kết quả tốt đẹp.

Chúng tôi cũng cám ơn cách riêng quý anh chị cursillistas Hải ngoại, VPĐH Cursillo VN và quý anh chị cursillistas các GP bạn, vì tình hiệp thông liên đới, quý anh chị đã luôn hiệp thông cầu nguyện và đồng hành, hỗ trợ để ACE các GP được chia sẻ học hỏi với nhau.

Và trên tất cả, ACE chúng ta cùng cảm tạ Thầy Chí Thánh vì Thầy luôn đồng hành để tất cả mọi việc chúng ta làm đều quy hướng về việc ngợi khen Chúa và mưu ích cho tất cả ACE.

Sau ngày sinh hoạt, ACE chúng con được tràn đầy ơn Chúa và lửa mến của Thánh Thần, nên cũng được thôi thúc ra đi sống, chia sẻ và loan báo Lòng Thương Xót Chúa đến với từng người chúng con gặp gỡ trong các môi trường.
Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, qua lời chuyển cầu của thánh Phaolô quan thầy, cùng sự hướng dẫn của quý linh hướng; tất cả anh chị em cursillista chúng con nguyện sẽ hết lòng chung tay góp sức để Phong trào ngày càng vững mạnh hơn, có nhiều chứng nhân cho Chúa hơn; góp một phần nhỏ bé vào công cuộc cứu độ của Chúa trong xã hội hôm nay.


Nhân dịp này, chúng con cũng xin gởi đến quý Cha, quý Tu sỹ và quý anh chị

BẢN TIN ULTREYA SỐ 24/ T.01.2016
Bản tin ghi nhận những chứng từ chia sẻ trong Đại Ultreya và tin tức, hình ảnh sinh hoạt của PTXL trong các tháng vừa qua. Đặc biệt trong Bản tin lần này có bản dịch Việt ngữ Tông sắc tôn cử Thánh Phaolô làm Quan thầy PT Cursillo của Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI, ban hành ngày 14/12/1963 bằng tiếng Latin, do Đức Ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả chuyển ngữ.

Chúng con xin hết lòng cám ơn Đức Ông Phanxicô Borgia, Cha giáo Phanxicô ĐCV Xuân Lộc, Sr. Teresa OP. (Dòng Đa Minh Thánh Tâm), dù rất bận rộn trong công tác giảng dạy nhưng vì tình thương mến đã hết lòng trợ giúp PT Cursillo chúng con để Tông sắc được chuyển ngữ sau hơn 52 năm ban hành bằng tiếng Latin.

Mời xem và download tại đường link: 

·         Tin Ultreya + Thánh lễ mừng kính lễ Thánh Phaolô Quan Thầy:

·         Bản tin Ultreya số 24 – T.01/2016:

Chi tiết hình ảnh và video clip do quý anh chị cursillistas LN Phú Thịnh + Tân Mai thực hiện sẽ được chuyển gởi sau.

Xin cùng hiệp nguyện để mọi công tác phát triển Phong trào trổ sinh hoa trái đẹp lòng Chúa.

De Colores! Ultreya!

BPV Cursillo Xuân Lộc

Giáo lý ĐTC Phanxicô - Năm Thánh LTX (2)

"Không ai là bị loại ra khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa"

Tuần lễ cầu nguyện cho sự hợp nhất và lòng thương xót (bản dịch đầy đủ)
20 JANVIER 2016 BY PAPE FRANCOIS AUDIENCE GÉNÉRALE

Xuất phát lại từ Phép Rửa có nghĩa là tìm lại nguồn gốc của lòng thương xót, nguồn gốc của hy vọng cho tất cả mọi người, bởi vì không có một ai là bị loại ra khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa. Không có một ai là bị loại ra khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa!", Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói.
Đức Giáo Hoàng đã dành Bài giáo lý của ngài vừa nói về lòng thương xót, vừa nói về sự hợp nhất Kitô hữu, hôm thứ Tư 20/01/2016, trong đại sảnh Phaolô VI của Vatican, khởi đi từ một câu được chọn cho tuần lễ này: "Anh em đã nhận được lòng thương xót" (1Pr).
Đức Giáo Hoàng đã muốn lập lại 2 lần bằng tiếng Ý, câu: "Không có một ai là bị loại ra khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa!".
"Nhờ Phép Rửa, chúng ta đã lãnh nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa", Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh.
Nhờ Phép Rửa, ngài lưu ý, các Kitô hữu là "anh em" và "lòng thương xót của Thiên Chúa, tác động trong Phép Rửa, là mạnh mẽ hơn những chia rẽ". 
Bởi thế, các Kitô hữu có sứ vụ "cùng nhau truyền đạt" - người công giáo, chính thống giáo, tin lành - , lòng thương xót của Thiên Chúa "khắp nơi trên thê gian".
Sau đây là bản dịch toàn văn Bài giáo lý.
A.B.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bằng tiếng Ý
Thân chào quý anh chị em!
Chúng ta đã nghe qua bài Thánh Kinh hướng dẫn suy ngẫm Tuần Lễ cầu nguyện cho sự hợp nhất Kitô hữu năm nay, kéo dài từ ngày 18 đến ngày 26/01/2016: tức là chính tuần này. Đoạn văn này trích Thư thứ Nhất của thánh Phêrô đã được nhóm đại kết của Latvia chọn ra, vốn được ủy nhiệm bởi Hội Đồng đại kết của các Giáo Hội và Hội Đồng Giáo Hoàng cổ vũ hợp nhất Kitô hữu.
Ở giữa nhà thờ chánh tòa của Giáo Hội tin lành Luther tại thủ đô Riga, có giếng Rửa Tội cổ xưa từ thế kỷ thứ XII, vào thời đại mà nước Latvia được Phúc Âm hóa bởi thánh Mêna. Giếng rửa tội này là chỉ dấu hùng hồn của một đức tin mà nguồn gốc được công nhận bởi tất cả các Kitô hữu của nước Latvia, bao gồm người công giáo, tin lành Luther và chính thống giáo. Nguồn gốc này là Phép Rửa chung của chúng ta. Công Đồng Vatican II khẳng định rằng "Phép Rửa làm thành sợi dây hợp nhất mang tính bí tích hiện hữu giữa tất cả những ai đã được bí tích này tái sinh" (Unitatis redintefratio, 22). Thư thứ nhất của thánh Phêrô được gửi cho thế hệ Kitô hữu thứ nhất để cho họ ý thức được ơn phúc họ đã lãnh nhận trong Phép Rửa và những đòi hỏi kèm theo. Chúng ta cũng vậy, trong Tuần lễ cầu nguyện này, chúng ta được mời gọi hãy tái khám phá những điều đó, và cùng nhau  thực hiện, vượt thắng những chia rẽ của chúng ta.

Bài giáo lý ĐTC Phanxicô - Năm Thánh LTX (1)

Thánh Danh Thiên Chúa là Đấng Thương Xót


Bài giáo lý thứ nhất về Lòng Thương Xót trong Thánh Kinh (bản dịch đầy đủ)
Pape François |  13 janv. |  ZENIT.org |  Audience générale |  Rome |  39
"Thánh danh Thiên Chúa là Đấng Thương Xót": Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban Bài giáo lý thứ nhất của ngài trong một chuỗi Bài giáo lý mới về Lòng Thương Xót trong Thánh Kinh.
Buổi triều kiến chung ngày thứ Tư 13/01/2016 đã diễn ra lúc 10 giờ trong đại sảnh Phaolô VI của Vatican, nơi Đức Giáo Hoàng đã gặp gỡ các nhóm khách hành hương và các tín hữu đến từ Ý và trên toàn thế giới.
Đức Giáo Hoàng đã đưa ra một chuỗi Bài giáo lý mới về Lòng Thương Xót trong viễn cảnh Thánh Kinh và hôm nay, ngài đã đặc biệt giảng về đề tài "Thánh Danh Thiên Chúa là Đấng Thương Xót" (Xh 34, 5-7a).
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bằng tiếng Ý
Thân chào quý anh chị em!
Hôm nay, chúng ta khởi sự các Bài giáo lý về Lòng Thương Xót trong viễn cảnh Thánh Kinh, để học hỏi lòng thương xót trong khi lắng nghe những điều đích thân Thiên Chúa phán dậy chúng ta bằng Lời của Người. Chúng ta xuất phát từ Cựu Ước, Sách này chuẩn bị chúng ta và dẫn đưa chúng ta tới sự mặc khải đầy đủ của Đức Giêsu Kitô, nơi Người đã được mặc khải cách viên mãn lòng thương xót của Chúa Cha.
Trong Sách Thánh, Đức Chúa được giới thiệu như "Thiên Chúa nhân hậu, từ bi". Đó là Thánh Danh Người, qua đó, có thể nói, Người mặc khải cho chúng ta thánh nhan và trái tim của Người. Theo Sách Xuất Hành, khi tỏ mình ra với ông Môsê, Thiên Chúa đã nhận Người là "Đức Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận và giầu nhân nghĩa và thành tín" (Xh 34, 6-7). Trong các văn bản khác nữa, chúng ta vẫn thấy lại được công thức này, có khi hơi khác một chút, nhưng luôn nhấn mạnh đến lòng thương xót và đến tình yêu thương của Thiên Chúa vốn không ngừng tha thứ (x. Ga 4, 2; Ge 2, 13; Tv 86, 15; 103, 8; 145, 8; Nkm 9, 17). Chúng ta hãy cùng nhau duyệt lại từng câu một, những lời trong Kinh Thánh phán dậy chúng ta về Thiên Chúa.

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Nhạc: Hành khúc Phaolô

HÀNH KHÚC PHAOLÔ

Các bạn Phaolô hân hoan dâng hiến cuộc đời
Các bạn Phaolô muôn phương khắp nơi về đây
Các bạn Phaolô hăng say theo Chúa Kitô
Sống theo Tin Mừng làm nhân chứng Nước Trời
Phaolô hôm qua hăng say nhiệt thành
Phaolô hôm nay yêu thương phục vụ mọi người vì Chúa Kitô
Ra đi muôn nơi ta đem an bình
Ra đi muôn phương ta gieo Lời Ngài là Lời của Đấng Phục Sinh
Các bạn Phaolô đơn sơ, khiêm tốn, thật thà
Các bạn Phaolô vui tươi, đáng yêu làm sao
Các bạn Phaolô yêu thương, dâng hiến trao ban
Bước theo linh đạo của các đấng anh hùng
Phaolô hôm qua hăng say nhiệt thành
Phaolô hôm nay yêu thương phục vụ mọi người vì Chúa Kitô
Ra đi muôn nơi ta đem an bình

Ra đi muôn phương ta gieo Lời Ngài là Lời của Đấng Phục Sinh

Mời nghe và download nhạc tại đây:

Chia sẻ chứng nhân của thánh Phaolô - Cv 26, 9-23

PHAOLÔ – CHỨNG NHÂN CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
(Mừng kính lễ Thánh Phaolô Trở Lại – Quan Thầy PT Cursillo)

Cùng hiệp tâm tình mừng Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa, hướng về ngày kính lễ Thánh Phaolô Trở Lại – Quan Thầy PT Cursillo, kính mời quý anh chị cùng chia sẻ - học hỏi về Cuộc đời thánh Phaolô qua chính chứng từ của thánh nhân.
Có 3 đoạn trong sách Tông đồ Công vụ ghi lại biến cố Damas (9, 22, 26), biến cố đã biến đổi Saolo/ Phaolô mà hằng năm Giáo Hội mừng lễ vào ngày 25/1. Theo Cẩm nang Khóa Cursillo 3 Ngày, phần CHUẨN BỊ BÀI NÓI cho Rollistas (Chương 2: Nhóm Trợ tá và Công tác chuẩn bị các bài Rollo: Chứng từ của bản thân Thánh Phaolô (TĐCV 26,1-23) có lẽ là một đoạn chứng từ sống động nhất của Tin Mừng. Chứng từ đó là một hướng dẫn tuyệt vời giúp chúng ta biết cách soạn thảo chứng từ cá nhân vậy).
Chúng ta cùng theo dõi CHIA SẺ CHỨNG NHÂN của chính Thánh Phaolô, do tác giả sách Công vụ Tông Đồ, bạn đồng hành của Thánh Phaolô ghi lại (thánh Luca).
1.      CHỨNG TỪ CỦA THÁNH PHAOLÔ (Cv 26, 9-23)
"Về phần tôi, trước kia tôi nghĩ rằng phải dùng mọi cách để chống lại danh Giê-su người Na-da-rét.10 Đó là điều tôi đã làm tại Giê-ru-sa-lem. Được các thượng tế uỷ quyền, chính tôi đã bỏ tù nhiều người trong dân thánh; và khi họ bị xử tử, tôi đã bỏ phiếu tán thành.11 Nhiều lần tôi đã rảo khắp các hội đường, dùng cực hình cưỡng bức họ phải nói lộng ngôn. Tôi đã giận dữ quá mức đến nỗi sang cả các thành nước ngoài mà bắt bớ họ.
12 "Thế là sau khi được các thượng tế trao quyền và uỷ nhiệm, tôi lên đường đi Đa-mát.13 Đang khi đi đường, vào lúc trưa, tôi đã thấy một luồng ánh sáng chói lọi hơn mặt trời, từ trời chiếu toả xuống chung quanh tôi và các bạn đồng hành.14 Tất cả chúng tôi đều ngã nhào xuống đất, và tôi nghe có tiếng nói với tôi bằng tiếng Híp-ri: "Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta? Đá lại mũi nhọn thì khốn cho ngươi!15 Tôi hỏi: "Thưa Ngài, Ngài là ai? Chúa đáp: "Ta là Giê-su mà ngươi đang bắt bớ.16 Nhưng ngươi hãy chỗi dậy, đứng thẳng lên. Ta hiện ra với ngươi là để chọn ngươi làm đầy tớ và làm chứng nhân về những điều ngươi đã thấy, cũng như những điều Ta sẽ hiện ra mà tỏ cho ngươi biết.17 Ta sẽ cứu ngươi thoát khỏi tay dân Do-thái và các dân ngoại: Ta sai ngươi đến với chúng18 để mở mắt cho chúng, khiến chúng rời bóng tối mà trở về cùng ánh sáng, thoát khỏi quyền lực Xa-tan mà trở về cùng Thiên Chúa. Như vậy, nhờ tin vào Ta, chúng sẽ được ơn tha tội và được hưởng phần gia tài cùng với các người đã được thánh hiến."
19 "Từ đó, tôi đã không cưỡng lại thị kiến bởi trời.20 Trái lại, tôi đã rao giảng trước hết cho những người ở Đa-mát, rồi cho những người ở Giê-ru-sa-lem và trong khắp miền Giu-đê, sau đó cho các dân ngoại, kêu gọi họ sám hối và trở về cùng Thiên Chúa, đồng thời làm những việc chứng tỏ lòng ăn năn sám hối.21 Chính vì thế, người Do-thái đã bắt tôi khi tôi đang ở trong Đền Thờ và tìm cách giết tôi.22 Được Thiên Chúa phù hộ, cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn tiếp tục làm chứng trước mặt kẻ nhỏ cũng như kẻ lớn; tôi không nói gì khác ngoài những điều các ngôn sứ và ông Mô-sê đã báo trước sẽ xảy ra,23 đó là: Đấng Ki-tô sẽ chịu đau khổ và là người đầu tiên sống lại từ cõi chết, để loan báo ánh sáng cho dân Do-thái cũng như cho các dân ngoại." 
(Cv 26, 9-23).

Kinh kính Thánh Phaolô

KINH KÍNH THÁNH PHAOLÔ


Lạy Thánh Phaolô Tông Đồ đầy nhiệt tâm,
vì tình yêu Chúa Kitô đã đổ máu hy sinh,
xin chuyển cầu cho chúng con một niềm tin sâu xa,
một niềm hy vọng bền vững,
một lòng mến Chúa nồng nàn,
để chúng con có thể cùng nói với Ngài:
“Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi,
mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Xin giúp chúng con trở nên tông đồ
phục vụ Giáo Hội với một lương tâm trong sáng,
chứng nhân của Chân - Thiện - Mỹ,
giữa thời đại hôm nay.
Cùng với Ngài, chúng con tung hô Thiên Chúa là Cha,
đầy vinh quang,
trong Giáo Hội và trong Đức Kitô, đến muôn đời.
Amen.

Đức Phaolô VI tôn cử Thánh Phaolô làm Quan Thầy PT Cursillo

THÁNH PHAOLÔ – QUAN THẦY CỦA PT



1.         Trước khi đề cập đến phần thứ ba của công trình này, thiết tưởng cũng nên thuật lại cho các bạn rõ trong trường hợp nào mà Thánh Phaolô đã được chọn làm Quan thầy chính thức của PT. Câu chuyện này do chính cha Gayá viết lại. Sau đây là bản dịch bài viết của ngài.

1.      KHỞI ĐẦU

2.         Tôi phải thú nhận một cách chân thành rằng những người được Chúa tuyển chọn để thực hiện một cuộc cách mạng vĩ đại cho PT Cursillo, đã không bao giờ nghĩ rằng PT sẽ cần có một quan thầy hay một vị bảo trợ trên trời nào để làm trung gian giữa chúng ta với Chúa Cha. Bởi trong những buổi đầu, việc chủ trương đặt Đức Kitô làm trung tâm nổi bật của PT đã làm cho chúng ta không thấy cần thiết phải đặt vấn đề về điều đó. Hơn nữa, việc đi tìm cho PT một vị thánh bảo trợ có lẽ xem ra không phải phép, trong khi người cursillista hướng trọn vẹn con người mình về với Đức Kitô để ra sức nuôi duỡng một mối quan hệ trực tiếp, gần gũi, thân mật và riêng tư với Ngài. 


Chúng tôi chỉ dám cậy dựa vào sự cầu bầu của Đức Mẹ Maria, vì ngay từ những giây phút đầu tiên của lịch sử PT, Mẹ đã chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong lòng sùng mộ của mỗi người cursillista; nếu có thêm một điều gì khác nữa thì đối với chúng tôi xem ra, nó đã vượt qua khỏi các giới hạn của những gì là nền tảng Kitô giáo.

Và nếu chúng tôi được yêu cầu để chọn một vị thánh bảo trợ, thì lúc đó thánh Phaolô cũng không phải là người nằm ở đầu danh sách... Không phải vì không biết rằng chính vị Tông đồ này – người đã đi rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại – nổi bật, xuất chúng giữa các gương mặt khác trong bối cảnh Phúc Âm hóa thời đó, trong đó có sự khai sinh PT Cursillo. Nhưng, ở thời mà PT chỉ chuyên nhắm tới những người trẻ, thì có thể là vì người ta đã đến nghĩ đến các ứng viên khác như: thánh Gioan chẳng hạn – vị tông đồ trẻ, có một lòng trung thành, bất khuất – như chúng tôi thường gọi danh ngài trong các buổi canh thức cầu nguyện thường được tổ chức vào ngày 27 tháng 12 hằng năm; đó là chưa kể đến thánh Giacôbê – vị tông đồ được sùng mộ tại Compostelle, là nơi đã diễn ra cuộc hành hương của 100.000 thanh niên thuộc PT CGTH – vị tông đồ nuôi dưỡng trong bầu khí huyền nhiệm đã cho ra đời PT Cursillo làm môi trường khai sinh các Khóa Cursillo. Tuy nhiên, đó chỉ là những giả thiết được đặt ra, còn sự thật là không một ai trong những người sáng lập PT nêu ra vấn đề chọn cho PT một vị thánh bảo trợ, dù vẫn thấy rất cần để có được một điểm tựa vững chắc, bởi những nỗi đau và những khó khăn mà PT đã phải gánh chịu trong những bước đầu hình thành và phát triển. “Cỏ lùng” vẫn thường xuyên xuất hiện trên những cánh đồng lúa, nhưng đó lại chính là dấu ấn cho thấy công trình của Thiên Chúa – công trình được thực hiện bởi sự hướng dẫn của Thánh Linh – đang được tỏ hiện giữa muôn người.

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Ngỡ ngàng để hướng đến điều thiện

BIẾT NGỠ NGÀNG ĐỂ HƯỚNG ĐẾN
ĐIỀU THIỆN & CHÂN LÝ CAO ĐẸP!

Ngỡ ngàng là sao?
Trong các mối tương quan giữ con người với con người; giữa con người với trời đất cùng muôn tạo vật… chắc hẳn, bất cứ ai trong chúng ta, đôi lần trong đời cũng đã từng nếm trải một trạng thái tâm lý: “Không ngờ, đến ngỡ ngàng…”. Ngỡ ngàng chính là: “Cảm thấy hơi bàng hoàng trước những điều trước đó không nghĩ tới, không ngờ tới.” (Định nghĩa theo tự điển của Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam).
Vấn nạn và thách đố
Biết ngỡ ngàng trước những cách xử sự cao đẹp khác thường giữa người và người; biết ngỡ ngàng trước bao điều kỳ diệu, hùng vĩ và kỳ bí của trời đất cùng muôn tạo vật, để hướng tâm hồn đến điều thiện, và nhận ra chân lý cao đẹp, vẫn đang là một vấn nạn, một thách đố với mỗi người chúng ta, và với nhân loại hôm nay, giữa một xã hội mà sự vô cảm và thiếu trung thực đang tràn lan khắp nơi, trên quê hương thân yêu này…
Ngỡ ngàng trước cách cư xử, làm thăng tiến con người
Mối tương quan giữa người với người trong cuộc sống đã để lại cho nhân loại biết bao bài học sâu sắc, khi ta chịu tìm hiểu. Có những trường hợp chính người cư xử độc đáo, khác thường tạo ra sự ngỡ ngàng cho người khác. Sau này, bản thân người đó đã trở thành những nhà lãnh đạo đất nước, những vĩ nhân, đem lại bao lợi ích cho con người và xã hội.
Câu chuyện Phạm Ngũ Lão (1255-1320) ngồi đan sọt bên vệ đường, vua đi qua, quân lính lấy giáo đâm vào đùi, Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi nguyên làm ngỡ ngàng quân lính, và đặc biệt làm ngỡ ngàng đức vua Trần Hưng Đạo. Từ đó, Phạm Ngũ Lão được nhà vua trọng dụng và trở thành một vị tướng tài của Trần Hưng Đạo, ông lập được nhiều chiến công chống quân xâm lược phương Bắc. Ông còn để lại nhiều bài thơ về trí làm trai và lòng yêu nước giá trị cho đời.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Kinh truyền tin 01.01.2016

"Hôm nay, thánh nhan Chúa chiếu sáng trên con"

Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô giờ Kinh Truyền Tin ngày 01 tháng 01 năm 2016
Pape François |  1 janv. |  ZENIT.org |  Angélus et Regina Caeli |  Rome |  1003

"Hôm nay, thánh nhan Chúa chiếu sáng trên con": Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắn nhủ ý tưởng này mỗi buổi sáng khi thức dậy trong suốt năm mới.
Trước và sau Kinh Truyền Tin ngày 21/21/2016, trong ngày lễ trọng mừng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, cũng là Ngày Hòa Bình Thế Giới, Đức Giáo Hoàng đã căn dặn ý tưởng này mỗi buổi sáng khi thức dậy.
Đức Giáo Hoàng cũng chỉ rõ "bí quyết của Mẹ Thiên Chúa": cầu nguyện và đối thoại với Thiên Chúa. Ngài đã mời gọi hãy chinh phục hòa bình trên "sự vô cảm, khiến chỉ nghĩ đến mình, và tạo ra những rào cản, những nghi ngờ, những sợ hãi, những khép kín".
"Chúng ta hãy bắt đầu mở lòng chúng ta, đánh thức sự quan tâm của chúng ta đối với người bên cạnh. Đó là con đường chinh phục hòa bình", Đức Giáo Hoàng căn dặn.
Sau đây là bản dịch toàn văn lời Đức Giáo Hoàng trước và sau Kinh Truyền Tin.
A. Bourdin
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin
Thân chào và chúc mừng năm mới quý anh chị em!
Thật là đẹp khi trao đổi những lời chúc mừng của chúng ta trong buổi đầu năm này.
Như thế, chúng ta cũng lập lại với nhau, mong ước rằngg những gì chúng ta chờ đợi sẽ tốt đẹp hơn một chút. Thực chất, đó là một dấu hiệu của hy vọng đang sống động trong chúng ta, và mời gọi chúng ta tin tưởng vào cuộc đời.
Nhưng chúng ta biết rằng tất cả sẽ không thay đổi với năm mới và rằng, nhiều vấn đề của ngày hôm qua cũng vẫn còn tồn tại trong ngày mai. Vì thế, tôi muốn gửi tới anh chị em một lời chúc được nâng đỡ bởi một niềm hy vọng đích thực, mà tôi rút ra từ phụng vụ của ngày hôm nay.
Đó là những lời qua đó, chính Chúa đã cầu xin chúc lành cho dân của Người: "Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến ngươi (…). Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn ngươi" (Ds 6, 25-26).
Tôi cũng vậy, tôi chúc anh chị em điều đó: Nguyện Chúa ghé mắt trên anh chị em và nguyện anh chị em có thể vui mừng, biết rằng mỗi ngày thánh nhan đầy lòng thương xót của Người, rực rỡ hơn mặt trời, chiếu sáng trên anh chị em và không bao giờ lăn.
Khám phá thánh nhan Thiên Chúa khiến cho cuộc đời mới mẻ. Bởi vì Người là cha thương yêu con người, không hề nề hà phải bắt đầu lại từ đầu với chúng ta để đổi mới chúng ta. Nhưng Người không hứa một sự thay đổi thần diệu, Người không sử dụng đũa thần. Người thích thay đổi thực tế từ bên trong, với sự kiên nhẫn và với tình yêu thương, Người yêu cầu được đi vào cuộc đời chúng ta một cách tế nhị, như mưa rơi trên mặt đất, để mang hoa trái. Và Người luôn chờ đợi chúng ta và Người nhìn chúng ta vời lòng nhân từ. Mỗi buổi sáng, khi thức dậy, chúng ta có thể thưa rằng "Hôm nay, thánh nhan Chúa chiếu sáng trên con".

Bài giảng ĐTC lễ Mẹ Thiên Chúa - 01.01.2016

Đại dương lòng thương xót tràn ngập thế giới chúng ta

Lễ trọng mừng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa tại Đền Thánh Phêrô (bản văn đầy đủ)
Pape François |  1 janv. |  ZENIT.org |  Pape François |  Rome |  226

Giòng sông khốn khổ và tội lỗi dâng đầy "không thể làm gì chống lại đại dương của lòng thương xót đang tràn ngập thế giới chúng ta", Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định.
Đức Giáo Hoàng đã chủ tọa thánh lễ trọng thể mừng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, ngày thứ Sáu 01/01/2016, trong Đền Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của đông đảo các Tiểu Ca Sinh mới được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến hôm 31/12/2015.
"Một con sông của sự khốn cùng, được tội lỗi đổ vào, dường như muốn phản lại sự viên mãn thời gian được thực hiện bởi Chúa Kitô. Tuy nhiên, con sông nước đầy này không thể làm gì được với đại dương của lòng thương xót đang ngập tràn thế giới chúng ta". Đức Giáo Hoàng khẳng định.  Ngài mời gọi hãy lập lại kinh nghiệm lòng thương xót: "Tất cả chúng ta được kêu gọi hãy đắm chìm trong đại dượng đó, hãy để cho mình được tái sinh, để chiến thắng sự vô cảm đang ngăn cản tình liên đới, và thoát ra khỏi sự trung tính giả dối đang gây trở ngại cho sự chia sẻ".
Đức Giáo Hoàng kêu gọi hành động: "Ân điển của Đức Kitô, đưa sự mong đợi cứu độ đến chỗ thực hiện, thúc đẩy chúng ta trở thành các cộng tác viên trong việc xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn, trong đó mỗi con người, mỗi tạo vật có thể sinh sống hòa bình, trong sự hài hòa của công trình tạo dựng nguyên thủy của Thiên Chúa".
Sau đây là bản dịch tiếng Pháp chính thức bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
A.Bourdin
Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Chúng ta đã nghe những lời của thánh Phaolô Tông Đồ: "Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai con mình tới, sinh làm con một người đàn bà" (Gl 4, 4).
Sự kiện Chúa Giêsu sinh ra "lúc thời gian tới hồi viên mãn" có nghĩa là gì? Nếu chúng ta chỉ hướng mắt nhìn vào thời gian lịch sử, chúng ta có thể nhanh chóng thất vọng. Đế quốc La Mã đã hiển trị trên một phần lớn của thế giới vốn được biết đến bởi sức mạnh quân sự của nó. Hoàng đế Augustô đã lên ngôi sau 5 cuộc nội chiến. Kể cả Israel cũng đã bị chinh phục bởi vị hoàng đế La mã này và dân được Chúa chọn cũng đã bị tước đoạt tự do. Vì thế, đối với những người cùng thời với Chúa Giêsu, thời gian đó đã không phải là thời gian tốt đẹp nhất. Như thế không phải chỉ nhìn vào hoàn cầu địa dư chính trị để định rõ đỉnh điểm của thời gian.
Vì vậy cần phải có một cách giải thích khác, nắm vững được sự viên mãn đến từ Thiên Chúa. Khi Thiên Chúa ấn định lúc hoàn tất lời hứa hẹn đã tới, lúc đó, đối với nhân loại sẽ thực hiện sự viên mãn của thời gian. Như vậy, không phải là lịch sử đã quyết định sự giáng sinh của Đức Kitô; mà đúng hơn là, sự giáng thế của Người đã cho phép lịch sử đạt tới hồi viên mãn. Chính vì thế mà kể từ  khi Con Thiên Chúa sinh ra, người ta bắt đầu việc tính toán cho một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên chứng kiến sự hoàn tất lời hứa khi xưa. Như tác giả bức Thư gửi tín hữu Do Thái đã viết: "Thuở xua, nhiều lần, nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dậy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dậy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ rụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật, muôn loài. Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời quyền năng của mình mà duy trì vạn vật" (Dt 1, 1-3). Thời gian đến hồi viên mãn, như thế, chính là sự hiện diện của đích thân Thiên Chúa trong lịch sử của chúng ta. Bây giờ, chúng ta có thể nhìn thấy vinh quang của Người chói sáng trong sự nghèo hèn của máng cỏ, và được khuyến khích và nâng đỡ bởi Lời Người đã nhập thể trở thành "nhỏ bé" trong một hài nhi. Nhờ Người, thời đại chúng ta có thể tìm thấy sự viên mãn.