Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Về cuốn TTCB ấn bản III - NĐT

Về Cuốn Tư Tưởng Căn Bản (III) 

Giuse Nguyễn Đức Tuyên


Phong Trào Cursillo được sinh ra vào năm 1944, tại Palma de Mallorca, Tây Ban Nha, sau cuộc nội chiến (1936-1939) và thế chiến (1939-1945). Phong Trào đã hấp dẫn giáo dân một cách mãnh liệt cho nên sau 72 năm, Phong Trào đã hiện diện trên 50 quốc gia. Được thành lập bởi một nhóm các giáo dân được hướng dẫn bởi ông Eduardo Bonnín; đó là một phong trào mà mục đích hướng đến sự thay đổi thế giới, hướng con người đến với tự do và tình bạn thật sự. Phong trào Cursillo, đã được ban tặng vào một thời điểm và bối cảnh, vẫn còn là một công cụ tuyệt vời cho việc truyền giáo, và con người mới sẽ xây dựng một thế giới mới. Và con người mới chỉ tồn tại khi, thông qua sự tự do cá nhân của họ, họ khám phá ra sự tuỵêt diệu của tình yêu, để họ được yêu và yêu quí người khác bằng chính tình yêu họ nhận được. 
Tuy Phong Trào đã trưởng thành nhưng càng đi xa càng phát sinh nhiều ý kiến. Đã có những biểu hiệu làm cho Phong Trào xa lìa nguồn gốc. Điều này làm cho các nhà sáng lập thấy cần có một văn bản xác định những nguyên tắc căn bản về mục tiêu để tránh khỏi trệch hướng. Trong Đại Hội Thế giới kỳ III, tổ chức tại Mallorca năm 1972, đã hình thành một Ban Tu Thư dẫn đến ý tưởng và sự công bố vào năm 1974, phiên bản đầu tiên về "Những Tư Tưởng Căn Bản" mà ngày nay gọi là phiên bản (I). 

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Giáo lý ĐTC về LTX theo Tân Ước (tt) - Cầu nguyện và LTX

Cầu nguyện giúp tin tưởng vào Thiên Chúa
"Thiên Chúa đầy lòng thương xót"

Bài giáo lý ngày thứ tư 25 tháng 5 năm 2016 – Báo Osservatore Romano

"Cầu nguyện không phải là chiếc đũa thần", Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích: cầu nguyện "giúp giữ gìn lòng tin vào Thiên Chúa, giúp chúng ta phó thác nơi Người, kể cả khi chúng ta không hiểu được thánh ý của Người".
Đức Giáo Hoàng đã dành Bài giáo lý thứ 20 của ngài về lòng thương xót trong Tân Ước, hôm thứ Tư 25/5/2016 trên quảng trường Thánh Phêrô -, đề tài "Cầu nguyện và lòng thương xót"; ngài đã bình giảng về dụ ngôn bá góa quấy rầy và quan tòa bất chính, được kể lại bởi thánh sử gia Luca (x. LC 18, 1-8).
Không có cầu nguyện, "đức tin chao đảo", Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh. "Chúng ta hãy cầu xin Chúa một đức tin làm bằng cầu nguyện liên lỉ và kiên trì để trải nghiệm "lòng thương cảm của Thiên Chúa, như một người Cha, đến gặp gỡ con cái mình, lòng đầy tình yêu thương xót". 
Sau đây là bản dịch toàn văn Bài giáo lý bằng tếng Ý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
C.R.

Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào quý anh chị em!
Bài dụ ngôn trong Phúc Âm chúng ta vừa nghe (x. Lc 18,1-8) chứa đựng một giáo huấn quan trọng: "Sự cần thiết phải luôn cầu nguyện" (c. 1). Không phải là thỉnh thoảng mới cầu nguyện, khi mình nghĩ tới. Không, Chúa Giêsu phán, phải "cầu nguyện luôn, không được nản chí". Và Người đã nêu tấm gương bà góa và ông quan tòa.
Ông quan tòa là một người quyền thế, được cử ra để tuyên án trên cơ sở lề luật Mô-sê. Vì vậy truyền thống Thánh Kinh nhắn nhủ các quan tòa phải là những người kính sợ Thiên Chúa, đáng tin cậy, công minh và không ham của bất chính (x; Xh 18, 21). Trái lại, ông quan tòa này "chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì" (c. 2). Đó là một ông quan tòa bất công, bất chính, không đếm xỉa gì tới lề luật mà chỉ làm điều gì ông ta muốn, theo lợi ích cá nhân của ông ta. Một bà góa tới xin ông xử kiện cho bà. Các bà góa, cũng như các cô nhi và người khách lạ, đều là những loại người yếu đuối nhất trong xã hội. Các quyền mà luật pháp ban cho họ có thể dễ dàng bị chà đạp, bởi vì họ là những kẻ thân cô, thế cô và không ai bênh vực, họ khó có thể khiến người khác thừa nhận: một bà góa nghèo hèn đứng đó, một mình, không có ai bênh vực, người ta có thể phớt lờ bà ta, kể cả không thèm xét xử cho bà. Và cũng như vậy, đứa trẻ mồ côi, người khách lạ, người di dân: ở thời đại đó, vấn đề này cũng đã rất là hiện hữu. Trước sự vô cảm của ông quan tòa, bà góa chỉ có vũ khí duy nhất của bà: tiếp tục khẩn khoản quấy rầy ông ta và đưa đơn kêu oan. Và chính vì tính kiên trì của mình, bà ta đã đạt được mục đích. Ông quan tòa, đến môt mức độ nào đó, quả đã nhận lời bà ta, không phải vì thương xót bà ta, hay vì lương tâm cắn rứt, mà đơn giản chỉ là ông ta thừa nhận rằng: "vì mụ góa này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc" (c. 5).

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

PST: Hoa Lòng Dâng Mẹ

Hoa lòng dâng Mẹ

Truyền thống Giáo hội từ rất xa xưa đã dành hai tháng trong một năm để tôn vinh Đức Trinh nữ Maria: dâng hoa trong tháng Năm và lần hạt Mân Côi trong tháng Mười. Mặc dù những thực hành đã phai nhạt tại một số quốc gia, tâm tình yêu mến đối với Đức Mẹ không vì thế mà phôi phai. Đối với người Công giáo Việt Nam, tháng Năm và tháng Mười vẫn là những thời điểm yêu thích để tỏ lòng tôn kính và mến yêu đối với Thánh Mẫu của Thiên Chúa. Dù mỗi nơi mỗi cách thực hành, dù tân cổ kết hợp đan xen, những điệu múa lời kinh đều diễn tả tâm tình yêu mến của người tín hữu đối với Đức Mẹ.

Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường tặng hoa cho nhau để tỏ lòng yêu mến, hiếu thảo và bằng hữu. Hoa vật chất là biểu tượng cho tấm lòng. Thời gian gần đây, với sự phát triển của cuộc sống, cùng với phong trào hội nhập văn hoá Âu Mỹ, người Việt Nam chúng ta đã sử dụng rất nhiều hoa trong những dịp kỷ niệm. Những bông hoa thay cho lời muốn nói đã góp phần làm cho cuộc sống này thi vị và văn minh hơn.

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền Giáo 2016 - GH truyền giáo, chứng nhân của LTX

Ngày Truyền Giáo 2016 - Trẻ khỏe để đi loan báo Tin Mừng

Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho ngày 23 tháng 10 năm 2016 (toàn văn)
16 MAI 2016 - ANITA BOURDIN - PAPE FRANÇOIS
 
Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng, Lễ Ngũ Tuần 2016
"Cầu xin Chúa Thánh Linh ban cho chúng con những người trẻ khỏe mạnh – trai cũng như gái – có ý định đi loan báo Tin Mừng": đó là lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Chủ đề sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo thứ 90, sẽ được cử hành vào ngày 23/10/16 sắp tới đây - kết thúc tuần lễ truyền giáo – là "Giáo Hội truyền giáo, chứng nhân của lòng thương xót". Sứ điệp này được phát hành ngày Chúa Nhật 15/5/2016, Chúa Nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Sau Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng, trên quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc tới sứ điệp của ngài khi nói rằng: "Sứ điệp của tôi cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo sắp tới - được cử hành mỗi năm vào tháng 10 – đã được phát hành ngày hôm nay, trong bối cảnh rất thích hợp của ngày Lễ Hiện Xuống. Cầu xin Chúa Thánh Linh ban xuống sức mạnh cho tất cả những nhà truyền giáo ad gentes và phù hộ cho sứ vụ của Giáo Hội trên toàn thế giới. Và xin Chúa Thánh Linh ban cho chúng ta những người trẻ khỏe mạnh – trai cũng như  gái -, có ý định ra đi loan báo Tin Mừng. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Linh điều này trong ngày hôm nay.
Sau đây là bản dịch toàn văn chính thức sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
A.B.
Giáo Hội truyền giáo, chứng nhân của lòng thương xót
Anh chị em thân mến,
Năm Thánh ngoại thường Lòng Thương Xót, mà Giáo Hội đang sống hiện nay, cũng soi sáng cách đặc biệt cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm 2016. Nó mời gọi chúng ta hãy coi sứ vụ ad gentes như một công trình trọng đại, bao la của lòng thương xót, cả về tinh thần cũng như vật chất. Quả vậy, trong Ngày Thế Giới Truyền Giáo này, tất cả chúng ta được mời gọi hãy "đi ra", với tư cách những môn đệ thừa sai, mỗi người mang ra để phục vụ người khác, tài năng, sáng kiến, sự thông thái và kinh nghiệm của chính mình liên quan đến việc loan báo thông điệp của lòng nhân ái và thương cảm của Thiên Chúa đối với toàn thể gia đình nhân loại. Trên cơ sở sứ vụ truyền giáo, Giáo Hội chăm lo cho những người không biết đến Tin Mừng, vì Giáo Hội muốn rằng tất cả mọi người đều được cứu độ và đều được trải nghệm tình yêu của Chúa. Giáo Hội "có sứ mạng loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa, trái tim đang đập của Tin Mừng" (Sắc chỉ Misericordiae Vultus, số 12) và tuyên xưng ở khắp mọi nơi trên mặt đất, đến lúc đạt được tới mọi người: nam, phụ, lão, ấu.

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Giáo lý ĐTC Phanxicô về LTX theo Tân Ước (bài tt) - 18.5.2016

Lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta
gắn liền với lòng thương xót của chúng ta đối với tha nhân
Dụ ngôn ông nhà giàu và anh Lazarrô (toàn văn)

Triều kiến chung ngày 18/5/2016
"Lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta gắn liền với lòng thương xót của chúng ta đối với tha nhân", Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích.
Đức Giáo Hoàng đã dành Bài giáo lý thứ 19 của ngài về lòng thương xót trong Tân Ước, hôm thứ Tư 18/5/2016, trên quảng trường Thánh Phêrô -, cho đề tài "Sự nghèo khó và lòng thương xót" và ngài đã bình giảng dụ ngôn ông nhà giầu và anh Lazarô, được kể trong Tin Mừng theo thánh Luca (x. Lc 16, 19-31).
"Dụ ngôn cảnh báo rõ ràng: lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta gắn liền với lòng thương xót của chúng ta đối với tha nhân; khi lòng thương xót này thiếu vắng, thì lòng thương xót kia cũng không tìm được chỗ đứng trong trái tim khép kín của chúng ta, không thể vào được. Nếu tôi không rộng mở cánh cửa trái tim của tôi cho người nghèo, cánh cửa đó vẫn luôn kép kín. Với Thiên Chúa cũng vậy. Và đây là điều khủng khiếp", Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh.
Sau đây là bản dịch toàn văn từ tiếng Ý, Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào quý anh chị em!
Tôi muốn cùng anh chị em, ngày hôm nay, dừng lại với dụ ngôn ông nhà giầu và anh Lazarô nghèo khó. Cuộc đời của hai con người đó, dường như diễn ra trên hai con đường song song; điều kiện sinh sống của họ trái ngược và không hề giao tiếp với nhau. Cánh cửa của ông nhà giầu luốn đóng chặt với người nghèo khó, đang nằm đó, ở bên ngoài, tìm kiếm vài miếng ăn thừa rơi rớt từ mâm cơm của ông nhà giầu. Ông này ăn mặc sang trọng, trong lúc anh Lazarô mình đầy thương tích; ông nhà giầu ngày nào cũng mở tiệc linh đình, trong lúc anh Lazarô đói đến chết; chỉ có mấy con chó là săn sóc anh và tới liếm láp những vết thương của anh. Cảnh tượng  này nhắc đến lời trách cứ nghiêm khắc của Con Người trong lần phán xét cuối cùng: "Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta […] trần truồng, các ngươi đã không cho mặc" (Mt 25, 42-43). Anh Lazarô đúng là tượng trưng cho tiếng kêu thầm lặng của những người nghèo khó của mọi thời đại và sự mâu thuẫn của một thế giới nơi mà những tài sản và những tài nguyên khổng lồ nằm trong tay của một thiểu số.

Huấn từ ĐTC ngày lễ CTT Hiện Xuống - 15.5.2016

Chúa Thánh Linh - Thần Khí của Lòng Trung Trực Phúc Âm
Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng  (toàn văn)


Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng ngày 15 tháng 5 năm 2016
"Cầu Đức Maria xin cho chúng ta được ơn soi sáng mạnh mẽ của Chúa Thánh Linh, để làm chứng cho Chúa Kitô với một tấm lòng trung trực mang tính hoàn toàn Phúc Âm và mở lòng chúng ta ngày càng nhiều hơn cho sự viên mãn của tình yêu Người, đó là ơn phúc do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu xin cho Giáo Hội nhân dịp Lễ Hiện Xuống.
Đức Giáo Hoàng đã nói như vậy trước khi cất Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng, trưa ngày Chúa Nhật 15/5, ngày Lễ Hiện Xuống, trên quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh rằng Chúa Thánh Linh là Đấng an ủi, bào chữa và dạy dỗ. Và là Đấng trước hết dạy phải yêu thương: "Chúa Thánh Linh, quả đã dạy dỗ chúng ta mọi sự, tức là sự duy nhất và tối cần thiết là yêu thương như Thiên Chúa yêu thương".
Kể từ Chúa Nhật tuần sau, Kinh Truyền Tin sẽ trở lại thay thế cho Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng là kinh cầu nguyện Đức Mẹ trong Mùa Phục Sinh.
Sau đây là bản dịch tiếng Pháp bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bằng tiếng Ý trước giờ kinh Đức Mẹ.
A.B.
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng
Thân chào quý anh chị em!
Hôm nay chúng ta mừng ngày lễ trọng, kính nhớ Chúa Thánh Linh hiện xuống, kết thúc Mùa Phục Sinh, 50 ngày sau khi Chúa Kitô sống lại. Phụng vụ ngày hôm nay mời gọi chúng ta hãy mở thần trí và tâm hồn mình  ra cho ơn phúc của Chúa Thánh Linh, mà Chúa Giêsu đã nhiều lần hứa với các môn đệ của Người, ơn phúc chính đầu tiên và Người đã xin được cho chúng ta nhờ sự phục sinh của Người. Ơn phúc này, chính Chúa Giêsu đã cầu khẩu Đức Chúa Cha, như bài Tin Mừng ngày hôm nay đã chứng minh, đã xẩy ra trong Nhà Tiệc Ly. Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ của Người rằng: "Nếu anh em yêu mến Thày, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi" (Ga 14, 15-16).

TÂM TÌNH TRI ÂN & BẢN TIN ULTREYA PTXL#26 - T.05.2016

TÂM TÌNH TRI ÂN
 
Trọng kính quý Đức Cha, Đức Ông Vinhsơn,
Kính thưa quý Cha, quý Tu sĩ và quý anh chị cursillista rất quý mến,
Trong niềm cảm mến tri ân của toàn thể Cộng đoàn dân Chúa GPXL, chúng con xin tri ân Đức Cha Đaminh và Đức Ông Vinhsơn, trong thời gian qua đã luôn cầu nguyện và hỗ trợ PT Cursillo XL chúng con. PT Cursillo chúng con xin hiệp nguyện tạ ơn Chúa cùng với Đức Cha và Đức Ông vì đã hoàn thành nhiệm vụ Chúa trao trong vai trò hướng dẫn GPXL. Xin Chúa ban tràn đầy hồng ân trên Đức Cha và Đức Ông, để những ngày tháng sắp tới luôn được hồn an xác mạnh, tràn đầy ơn Chúa và hiệp thông cùng với ACE chúng con trong kinh nguyện, cũng như động viên khích lệ chúng con trong công tác Tông đồ theo đặc sủng PT Cursillo.
ACE cursillistas Xuân Lộc chúng con cũng xin làm Palancas hướng về sứ vụ Mục Tử của Đức Cha Giuse, xin Chúa là Đấng Mục Tử Nhân Lành thương đổ tràn muôn ơn lành xuống trên Đức Cha trong sứ vụ mới. Chúng con xin hiệp nguyện tạ ơn cùng với Đức Cha, và tiếp tục thực hiện Palanca cầu nguyện; để với ơn Chúa, Đức Cha có thể hoàn thành được trách nhiệm lớn lao của một vị chủ chăn giáo phận, và xin Đức Cha thương cầu nguyện, luôn đồng hành và nâng đỡ PT Cursillo chúng con.
Trong tâm cảm tạ tri ân, chúng con xin kính gửi đến quý Đức Cha, Đức Ông Vinhsơn, quý Cha, quý Tu sĩ và quý anh chị
 
BẢN TIN ULTREYA SỐ 26, T.05/2016
Bản tin ghi nhận:
- Những tin tức, hình ảnh sinh hoạt PT trong T.04 & T.05/2016
- Những chứng từ chia sẻ tại Đại Ultreya 17.04.2016
- Bài chia sẻ của Đức Cha Giuse tại Đại Hội I PTVN Úc Châu, năm 2001
- Những bài chia sẻ và thông tin về cuốn Tư Tưởng Căn Bản (III), ban hành T.10/2015 do quý bác cursillistas hải ngoại chuyển gửi.
-Vườn Âm nhạc: nhạc PT do ACE Cursillistas sáng tác
Mời xem chi tiết trong file attach hoặc download theo đường link:
Đường link nghe bản nhạc: Cursillista - Kitô hữu vui tươi, do anh Fx. Hùng Cường, LN Phương Lâm sáng tác và hát mẫu.
 
Xin Chúa Ba Ngôi liên kết và hiệp nhất chúng con trong mọi công tác tông đồ.
Kính xin quý Đức Cha, Đức Ông Vinhsơn, quý Cha và quý Tu sĩ LH cầu nguyện, hướng dẫn thêm cho ACE chúng con.
Anh chị em chúng ta hãy cùng nhau tiến lên.
De Colores! Ultreya!
 
BPV PT Cursillo Xuân Lộc

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Bài chia sẻ của Đức Cha Giuse - GM GPXL - tại Đại Hội lần I PTVN Úc Châu - 21.04.2001

NHNG THAO THC CA GIÁO HI HOÀN VŨ
TRONG TH K XXI
Đức Ông Đinh Đức Đạo[1]
(Với ước muốn ghi chép lại tương đối đầy đủ về tinh thần và nội dung của Đại Hội; Ban Truyền Thông đã ghi băng và viết lại, không sửa đổi theo văn viết, trọn bài nói chuyện của Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo trong buổi chiều “Ngày Nhìn Lại”, thứ Bảy 21.04.2001).
* * *
Bài này được trình bày trong hai phần riêng rẽ:
I.    Những thao thức chung của tất cả Giáo Hội hoàn vũ.
II.  Coi xem Giáo Hội, Tòa Thánh, các Đấng Bậc Bề Trên của chúng ta có những thao thức gì đổi với Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại.

I.     NHỮNG THAO THỨC CHUNG CỦA TẤT CẢ GIÁO HỘI HOÀN VŨ.

Nghe qua các Cha và các anh chị em trình bày về những thao thức của GH địa phương và những mong ước của PT Cursillo trong CĐCGVN hải ngoại. Tôi thấy được an ủi vì có nhiều điểm trùng hợp. Tôi xin được lướt qua những điểm giống nhau và để ý tới những khía cạnh chưa được nhắc đến trong phần trình bày về những thao thức của GH hoàn vũ của thế kỷ XXI.
Nhìn về GH hoàn vũ trong bối cảnh của thế giới, và chúng ta nhìn lại tất cả những văn kiện quan trọng của Tòa Thánh trong vòng 15 năm vừa qua, GH đã cố gắng mở tầm nhìn về tất cả những vấn đề của thế giới và xem đâu là cái là thách đố cho sứ mệnh của GH. Chúng ta thấy là các vấn đề rất nhiều, nhưng có thể đưa ra một số các vân đề chính yếu sau đây:
1.        Vấn đề lạm dụng thiên nhiên và ô nhiễm môi trường: Con người đang đi ngược lại điều mà Chúa, Đấng Tạo Hóa đã phó thác trong bàn tay của con người. Sau khi tạo dựng trời đất thì Thiên Chúa phó thác trời đất trong bàn tay của con người, để con người làm tốt đẹp hơn và kiện toàn công việc của Đấng Tạo Hóa. Ngược lại, ngày hôm nay con người đang phá thiên nhiên, lạm dụng thiên nhiên cho nên nhiều nơi hiển nhiên không còn là nơi sống được trên nhiều vùng tại Âu, Á và Mỹ Châu. Ngày nay thế giới đang đặt vấn đề là làm sao để có thể cứu vãn môi trường sống, nếu không con người sẽ chết.
2.        Vấn đề thứ hai là vấn đề chia rẽ xung đột, như chiến tranh giữa các chủng tộc, chiến tranh giữa các tôn giáo, nó xẩy ra hầu hết các nơi trên thế giới; hầu như không có nơi nào là thật sự bình an, nơi nào cũng có xung đột cũng có chiến tranh lớn nhỏ.
3.        Vấn đề thứ ba là vấn đề phá thai, ly dị, vấn đề phá cảnh các gia đình đang bộc phát như là có một hiện tượng, có một sức mạnh đang tấn công các gia đình. Hiện tượng và sức mạnh đang phá dần dần sự sống: đó là “văn hóa sự chết”, thế lực đó đang tìm cách phá hủy sự sống, phá hủy các gia đình là cái môi trường đầu tiên của con người.
4.        Vấn đề thứ bốn là vấn đề bất công đưa đến vấn đề nghèo đói. Vấn đề này hôm nay không chỉ là của một nhóm người mà là vấn đề của triệu triệu người và có khi của cả một dân tộc bị sống trong nghèo đói. Dựa theo một số phương cách làm việc trong phạm kinh tế và chính trị đã làm một số nước giàu thì giàu thêm và các nước nghèo không có cách nào ngóc đầu lên nổi, đó là các vấn đề mà GH không thể nào nhắm mắt, bỏ qua được.

Tin: Ngày Thế Giới Truyền Thông lần 50 tại TGM XL - 14.05.2016

Ba Giáo Phận : Xuân Lộc - Phan Thiết - Bà Rịa
cử hành Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 50
TGM XL, ngày 14.05.2016
 
Sáng ngày 14/05/2016 khoảng 300 anh chị em đang làm công tác truyền thông tại 3 giáo phận Xuân Lộc, Phan Thiết, Bà Rịa đã qui tụ về Tòa Giám mục Xuân Lộc tham dự Ngày Thế Giới Truyền Thông (NTGTT) lần thứ 50.
Chương trình bắt đầu lúc 8h30, với sự hiện quí báu của Đức Cha Giuse, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc; Cha Đaminh Ngô Công Sứ, Trưởng Ban Truyền Thông Giáo phận Xuân Lộc; Cha Giuse Nguyễn Hữu An, Trưởng Ban Truyền Thông Giáo phận Phan Thiết; Cha Antôn Ngô Đình Cảnh, Đại diện Ban Truyền thông Giáo phận Bà Rịa; có Quí Cha đặc trách Truyền thông các Giáo hạt của Xuân Lộc và quí Cha thuộc Giáo phận Phan thiết. Có các tu sĩ nam nữ thuộc các dòng tu và anh chị em phục vụ truyền thông của cả Ba Giáo phận.
Mở đầu cho chương trình hôm nay là phần cung nghinh Lời Chúa và công bố Tin mừng. Cộng đoàn cùng cầu nguyện với bài múa "Tâm Ca Truyền Thông".
Sau đó là phần báo cáo về hoạt động truyền thông của ba Giáo phận.
Sau phần báo cáo, Đức Cha Giuse đã triển khai sứ điệp NTGTT lần thứ 50 của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài nhấn mạnh đến việc truyền thông lòng thương xót của Thiên Chúa, và bí quyết để tỏa sáng, loan truyền Tin Mừng hiệu quả: cần phải NỐI NGUỒN VỚI GIÊSU, MẶC LẤY TÂM TÌNH CỦA ĐỨC GIÊSU.
Để hiểu biết rộng hơn về sứ mạng truyền thông, các tham dự viên đã sôi nổi tham gia những câu hỏi đố vui và những phần quà hấp dẫn.

Giáo lý ĐTC Phanxicô về LTX theo Tân Ước (bài tt) - 11.05.2016

Kể cả trong hoàn cảnh xấu nhất, Thiên Chúa vẫn đợi chờ tôi
"Con cái có thể quyết định chung vui với cha chúng hay từ chối"
Triều kiến chung ngày 11 tháng 5 năm 2016.
"Kể cả trong hoàn cảnh xấu nhất, Thiên Chúa vẫn đợi chờ tôi", Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố khi bình giảng dụ ngôn "Đứa con hoang đàng", được đặt tên lại là ''Người cha nhân hậu".
Trong buổi triều kiến chung ngày thứ Tư 11/5/2016, trên quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban Bài giáo lý thứ 18 của ngài về lòng thương xót, trong Tân Ước.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến hai diễn giải căn bản của văn bản này, một là về lòng thương xót của người cha, "vô điều kiện", và hai là sự kiện lòng thương xót đó đã phục hồi tình anh em giữa hai người con.
"Lòng thương xót của người cha tràn đầy, vô điều kiện, và nó thể hiện trước cả lúc người con mở miệng", Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh.
"Lời này của Chúa Giêsu, Đức Giáo Hoàng giải thích, khuyến khích chúng ta đừng bao giờ thất vọng. Tôi nghĩ đến các bà mẹ, các ông cha lo lắng khi thấy con cái rời đi trên những con đường hiểm nguy. Tôi nghĩ đến các cha xứ và các giáo lý viên, nhiều khi đã tự hỏi, không biết công việc mình làm có vô ích không. Nhưng tôi cũng nghĩ đến người đang ngồi trong tù, mà hình như cuộc đời đối với anh ta đã chấm dứt; đến những người đang đói khát lòng thương xót và sự thứ tha và nghĩ rằng mình không xứng đáng… Dù cho hoàn cảnh của tôi trên đời này như thế nào đi nữa, tôi cũng đừng quên rằng tôi không bao giờ hết là con cái của Thiên Chúa, hết là đứa con của một vị Cha hằng yêu thương tôi và chờ đợi tôi trở về. Kể cả trong hoàn cảnh xấu nhất, Thiên Chúa vẫn đợi chờ tôi, Thiên Chúa vẫn muốn ôm lấy tôi, Thiên Chúa vẫn đợi chờ tôi".
Và đây là đoạn nói về tình huynh đệ: "Người cha đã tìm lại được đúa con đã mất và bây giờ ông còn trả cậu ta cho anh cậu! Không có người em út, ông anh cả cũng chẳng là một người "anh". Niềm vui lớn nhất của người cha, đó là thấy rằng các con ông nhận nhau là anh em".
Đồng thời, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh răng dụ ngôn vẫn còn "bỏ ngỏ", cho quyết định tự do của các người con: "Con cái có thể quyết định chung vui với cha họ hay từ chối. Họ phải tự hỏi về những mong muốn của riêng mình và về cách nhìn của họ về cuộc đời. Dụ ngôn chấm dứt với kết thúc bỏ lửng : chúng ta không biết người anh cả quyết định làm gì. Và đó là điều kích thích chúng ta. Bài Phúc Âm dạy chúng ta rằng tất cả chúng ta đều có nhu cầu về nhà của Cha và chia vui với Người, và cùng Người ăn mừng lòng thương xót và tình huynh đệ. Hỡi anh chị em, chúng ta hãy mở lòng chúng ta để trở thành "giầu lòng thương xót cũng như Chúa Cha".
Sau đây là bản dịch đầy đủ Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
A.B.

Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về "Người Cha Nhân Hậu" (x. Lc 15, 11-32)
Thân chào quý anh chị em!
Hôm nay, buổi tiếp kiến này diễn ra tại hai nơi: vì trời có thể mưa, những người bệnh phải ở trong Hội Trường Phaolô VI, nối kết với chúng ta bằng màn hình lớn; hai nơi, nhưng chỉ có một buổi tiếp kiến. Chúng ta chào mừng các bệnh nhân đang ở Phòng Hội Phaolô VI. Ngày hôm nay, chúng ta muốn suy ngẫm về dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu. Dụ ngôn này nói về một người cha và hai người con trai của ông, và cho chúng ta thấy lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.
Chúng ta hãy khởi đi từ đoạn kết, nghĩa là từ niềm vui trong lòng người cha khi ông nói rằng: "Chúng ta mở tiệc ăn mừng, vì con ta đây đã chết…" (x. c. 23-24). Bằng những lời này, người cha đã ngắt lời đứa con út vào lúc anh ta đang thú nhận tội lỗi: "Con chẳng còn đáng gọi là con cha nữa…" (c. 19). Nhưng câu nói này, lòng người cha không sao chịu nổi, trái lại, ông ta ông ta hối thúc phục hồi lại cho con trai ông những dấu hiệu phẩm tước của anh ta: quần áo đẹp, nhẫn đeo tay, giầy dép. Chúa Giêsu không mô tả một người cha bị xúc phạm, giận dữ,  tỷ dụ một người cha nói với đứa con "Mày sẽ biết tay tao"; không, người cha ôm lấy con, đợi chờ con trong tình yêu thương. Trái lại, chuyện duy nhất trong lòng người cha là người con này được bình an, mạnh khỏe, và điều dó làm ông sung sướng và ông ăn mừng. Sự đón nhận người con trở về được kể lại rất cảm động: "Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để" (c. 20). Êm ái biết là bao!

Huấn từ ĐTC ngày lễ Chúa Thăng Thiên - 8.5.2016

Lễ Thăng Thiên – "Chúa Giêsu ra khỏi không gian trái đất"
Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng ngày 08 tháng 5 năm 2016 (toàn văn)
9 MAI 2016OCÉANE LE GALLANGÉLUS ET REGINA CAELI
 
Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng, Lễ Thăng Thiên 08/5/2016
"Chúng ta suy ngẫm mầu nhiệm Chúa Giêsu ra khỏi không gian trái đất của chúng ta để về nơi toàn vẹn vinh quang của Thiên Chúa, mang theo Người thân xác con người của chúng ta", Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích, hôm Chúa Nhật 08/5/2016, trước giờ đọc Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng trên quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Giáo Hoàng đã bình giảng các bài đọc trong Lễ Thăng Thiên được cử hành hôm Chúa Nhật vừa qua tại nước Ý.
Đức Giáo Hoàng cũng nhắc đến Kinh cầu Đức Mẹ Pompéi, Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội và ngày Lễ các Bà Mẹ, cũng được cử hành ngày hôm nay tại Ý, và mời gọi đám đông hãy cùng ngài đọc một kinh Kính Mừng cho những ý đó.
A.B.

Trước Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng
Thân chào quý anh chị em!
Ngày hôm nay, tại Ý và một số nước khác, người ta cử hành Lễ Chúa Giêsu Lên Trời, diễn ra 40 ngày sau Lễ Phục Sinh. Chúng ta suy niệm về mầu nhiệm Chúa Giêsu ra khỏi không gian trái đất của chúng ta để về nơi toàn vẹn vinh quang của Thiên Chúa, mang theo thân xác con người của chúng ta. Nói cách khác, tính nhân bản của chúng ta, lần đầu tiên, đã lên nước trời. Tin Mừng theo thánh Luca cho chúng ta thấy phản ứng của các môn đệ trước sự kiện Chúa "rời khỏi các ông và được đem lên trời" (Lc 24, 51). Người ta thấy nơi các ông không có dấu hiệu buồn rầu hay hoang mang, "Bấy giờ các ông bái lậy Người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỉ" (c. 52). Đó là sự trở về của kẻ không còn sợ thành phố đã từ khước Thầy mình, của kẻ đã từng biết sự phản bội của Judas và sự chối Chúa của ông Phêrô, kẻ đã nhìn thấy sự thất vọng của các môn đệ và bạo lực của một chính quyền đang cảm thấy bị đe dọa.

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Phút suy tư: Đừng xao quyến

Đừng xao xuyến

Khi đọc Tin Mừng, tôi thấy Chúa Giêsu hiện diện giữa các môn đệ, vừa như một người Thầy, vừa như một người Cha. Như một người Thầy, Chúa huấn luyện các ông và cho các ông được chia sẻ sứ vụ rao giảng của Người. Như một người Cha, Chúa quan tâm chăm sóc và luôn động viên nâng đỡ khi các ông gặp lo âu. “Đừng xao xuyến!”, “Đừng sợ!”, đó là những lời Chúa dùng để trấn an các ông trong lúc sợ hãi ưu phiền. Là người tín hữu, những lời này giúp tôi tìm được bình an và nghị lực để vững vàng vươn lên trong cuộc sống.
Giữa những lo âu xáo trộn của cuộc đời, nhiều khi tôi thấy dường như Thiên Chúa vắng bóng. Những vấn nạn về sự dữ, bất công và đau khổ luôn bủa vây xung quanh tôi. Chúa ở đâu khi biết bao sự dữ xảy đến với dân lành và người vô tội. Làm sao lý giải được một Thiên Chúa đầy lòng trắc ẩn và hay thương xót, khi mà đau khổ, nước mắt luôn đi liền với kiếp sống con người? Chính trong những giây phút này, Chúa nói với tôi: “Lòng các con đừng xao xuyến!”. Chúa soi sáng cho tôi hiểu biết ý nghĩa và giá trị của khổ đau, để tôi biết đón nhận và thánh hoá chúng. Chúa Giêsu cũng tỏ cho tôi biết, Người đang hiện diện nơi những anh chị em đang đau khổ và cơ bần, để rồi ai giúp đỡ họ là giúp đỡ Chúa. Người muốn dùng tôi như cánh tay nối dài của Người để lau khô giọt lệ nơi khoé mắt người cô thế cô thân. Người cũng khẳng định với tôi, trong hành trình cuộc đời, những người đau khổ không bước đi trong cô đơn vô vọng, vì có Chúa đang vác thập giá với họ và thêm sức cho họ. Câu chuyện “dấu chân trên cát” nhắc nhớ tôi sự hiện diện kỳ diệu đầy yêu thương của Chúa. Chúa yêu tôi và Chúa bồng bế tôi trên cánh tay của Người, để không còn sự dữ nào làm tôi ngã gục.
Đối diện với sự chết, là một bi kịch của kiếp người, có những khi tôi băn khoăn về đích điểm của cuộc đời và về hạnh phúc tương lai. Chúa khẳng định với tôi: “Lòng các con đừng xao xuyến… Thầy đi để dọn chỗ cho các con” (Ga 14,1-2). Chúa Giêsu như một người tiền trạm, đi bước trước để chuẩn bị nơi ở chu đáo cho những người thân. Qua những lời này, Người tỏ cho các môn đệ thấy, họ không bị bỏ rơi. Họ sẽ được ở với Chúa và được đồng hưởng vinh quang với Người, vì đã dấn thân tiếp bước theo Người. Chúa cũng đã hứa với các ông: “Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha Thầy sẽ quý trọng người đó” (Ga 12,26). Chúa Giêsu là Thiên Chúa Ngôi Hai nhập thể làm người. Người từ trời mà xuống và giờ đây Người lại về trời. Đức Giêsu như một chiếc thang nối trời với đất để nhờ chiếc thang đó, tôi đang bước từng tiến về trời cao. Lời trấn an của Chúa “lòng các con đừng xao xuyến” cũng nhắc nhở tôi rằng trên trời, tôi có Đức Maria, các thánh và những người thân của tôi đã sống thánh thiện và đã an nghỉ trong Chúa. Họ đang chờ đợi tôi và luôn cầu bầu cho tôi. Đối với người tin Chúa, Quê Trời mới là quê thật, cuộc sống trần thế chỉ là cuộc lữ hành. Cuộc lữ hành nào cũng có lúc khởi đầu và hồi kết thúc. Mọi lữ khách đều phải trải qua những thử thách gian nan. Sự gian khó mệt nhọc của cuộc lữ hành cũng là thước đo của lòng trung thành và kiên gan bền chí.