Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Huấn từ ĐTC ngày lễ thánh Maria Goretti - 6.7.2016 - Hãy tha thứ

Đức Giáo Hoàng mời gọi hãy tha thứ như thánh Maria Goretti
Thông điệp cho ngày lễ vị nữ thánh trẻ của Ý

Thánh Maria Goretti – Hình Wikimedia
Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyến khích các Kitô hữu hãy là những "chứng tá của sự tha thứ" cũng như thánh nữ Maria – Marietta - Goretti (1890-1902), đã mất năm cô 12 tuổi khi tha thứ cho hung thủ giết mình. 
Trong một thông điệp gửi giáo phận Albano, quê hương của vị thánh nữ trẻ người Ý, và được mừng lễ vào ngày 03/7, Đức Giáo Hoàng ca ngợi "của lễ thứ tha rất rộng lượng của thánh nữ" làm thành "cho hung thủ, sự khởi đầu của hành trình hối cải chân thành đó, cuối cùng, sẽ hướng dẫn anh ta nếm trải sự tin tưởng phó thác trong vòng tay của Chúa Cha".
Đức Giáo Hoàng đã nhắc tới vị thánh nữ trẻ như một tấm gương cho Năm Thánh Lòng Thương Xót, sau Kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật 03/7/2016.
A.K.
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho ngày lễ thánh "Marietta"
Người ta đã nói với tôi rằng, trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, các cộng đoàn của Đức Thánh Cha đã muốn có một cái nhìn và một sự chú tâm đặc biệt tới thánh nữ Maria Goretti, được tôn kính như bổn mạng của các Giáo Hội riêng biệt.
Sự nghèo khó và nhu cầu cấp thiết có một việc làm đã đẩy gia đình Goretti di rời từ quê hương Corinaldo (Trong vùng Marches) tới Agro Romano trước, rồi vào sâu ở giữa cái vùng, mà vào thời đó, là vùng đồng lầy nước đọng, đất đai tuy phì nhiêu nhưng nguy hiểm vì bệnh sốt rét, nước mắt và nghèo khổ đã đồng hành ngày đó – cũng như, thảm khốc, trong cả ngày hôm nay nữa - những hành trình của các gia đình và của dân chúng, mà nguồn gốc là những nguyên nhân khác nhau, trong những nguyên nhân đó, là sự nghèo đói (x. Amoris laetitia, số 46).

Huấn từ ĐTC Phanxicô ngày CN 03.07.2016: Các bạn trẻ hãy nghe tiếng Chúa gọi

Các bạn trẻ thân mến,
các bạn hãy nghe tiếng Chúa gọi đi theo Người!

Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước và sau Kinh Truyền Tin ngày 03 tháng 7 năm 2016

Hôm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời gọi các bạn trẻ hãy "nghe tiếng gọi đi theo Người của Chúa", không "sợ hãi", và "can đảm" để loan báo Tin Mừng của Đức Kitô. 
Đức Giáo Hoàng đã chủ sự Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, từ cửa sổ văn phòng phủ giáo hoàng tại Vatican trông ra quảng trường Thánh Phêrô, hôm Chúa Nhật 03/7/2016.
"Và tôi tự hỏi - anh chị em hãy nghe câu hỏi – Có bao nhiêu người trong anh chị em, những bạn trẻ trên quảng trường này ngày hôm nay, đã nghe thấy tiếng Chúa gọi đi theo Người? Anh chị em đừng sợ! Anh chị em hãy can đảm và hãy mang đến cho người khác cây đuốc của sự hăng hái làm việc tông đồ đã được ban cho chúng ta bởi các môn đệ gương mẫu đó", Đức Giáo Hoàng nói.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc tới những cuộc khủng bố tại Dacca và tại Bagdad, và mời gọi hãy cầu nguyện cho gia đình các nạn nhân, các nạn nhân, những người bị thương và gia đình họ và cả cho những người gieo rắc nhận thù để Thiên Chúa thay lòng đổi dạ của họ.
Ngài cũng nhắc đế ngày lễ kính thánh Maria Goretti, thứ Tư 06/7 tới đây, và mời gọi đám đông hãy vỗ tay mừng vị thánh nữ "đã tha thứ cho kẻ giết mình": một chứng tá của Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Sau đây là bản dịch toàn văn những huấn từ của Đức Giáo Hoàng trước và sau Kinh Truyền Tin được ngài ban bằng tiếng Ý.
A.B.

Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin
Thân chào quý anh chị em!
Bài Phúc Âm ngày hôm nay, trích ra từ chương 10, sách Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 10, 1-12. 17-20), cho chúng ta hiểu rằng kêu cầu Thiên Chúa là cần thiết là nhường bao, Người là "chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về"(c. 2)
"Thợ gặt" mà Chúa Giêsu nói đến, là những vị thừa sai của Nước Thiên Chúa, mà chính Người đã gọi và sai họ "cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến" (c. 1).
Vai trò của họ là loan báo thông điệp cứu độ gửi đến tất cả mọi người. Các vị thừa sai luôn loan báo với tất cả mọi người một thông điệp cúu độ; không chỉ những vị thừa sai là phải đi xa, chúng ta cũng vậy, các Kitô hữu thừa sai cũng phải nói những lời cứu độ tốt lành.

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Giáo lý Năm Thánh LTX (tt): Lòng thương xót, một lối sống (30.06.16)

Triều kiến Năm Thánh : "Lòng thương xót, một lối sống"
Bài giáo lý về các công trình lòng thương xót ngày 30 tháng 6 năm 2016

Triều kiến ngày 30/6/2016
"Các công trình lòng thương xót không phải là những chủ đề lý thuyết, nhưng đó là những sự làm chứng cụ thể, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở. Chúng bắt buộc phải xắn tay áo lên để làm giảm bớt đau khổ", Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích và tóm lược: lòng thương xót là "một lối sống".
Cống hiến lòng thương xót cho người khác là trung tâm Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhân buổi "triều kiến Năm Thánh", ngoại lệ ngày thứ Năm 30/6/2016, trên quảng trường Thánh Phêrô. Thông thường, triều kiến Năm thánh diễn ra vào ngày thứ Bẩy. Lần này, thay vì triều kiến chung ngày thứ Tư, vì lý do lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô, 29/6/2016, Đức Giáo Hoàng đã thiết triều Năm Thánh vào ngày hôm sau. Và cũng theo truyền thống, sau mỗi chuyến tông du, Đức Giáo Hoàng cũng đã đưa ra một tổng kết chuyến viếng thăm Armênia và ngài đã nhắc đến chuyến tông du sắp tới của ngài ở hai nước khác trong vùng Co-ca-dơ (Caucase).
Đức Giáo Hoàng khuyên "đừng bao giờ quên rằng lòng thương xót không phải là một từ trừu tượng, nhưng chính là một lối sống". Người kêu gọi hãy "hướng tới điều cốt yếu. Cái đó có nghĩa là gì? Hướng tới Chúa Giêsu, trông thấy Chúa Giêsu trong người đói khát, người tù tội, người bệnh hoạn, người trần truồng, người không có công ăn việc làm và có gánh nặng gia đình".
Bao nhiêu lần, Đức Giáo Hoàng nhận xét, "chúng ta đi ngang qua những tình trạng nghèo khó bi đát và hình như chúng chẳng đụng chạm gì đến chúng ta". "Sự lãnh đạm đó cuối cùng khiến chúng ta trở thành giả hình, ngài nói tiếp, và, vô hình chung, dẫn tới một hình thức chết lịm tinh thần khiến cho tâm hồn trở thành vô cảm và cuộc đời trở nên cằn cỗi".
Khi nhắc rằng "ngày hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta hãy nghiêm túc làm một cuộc xét mình", Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh: "Anh chị em hãy nhớ rõ: kẻ không sống để phục vụ thì đừng sống làm gì".
Sau đây là bản dịch toàn văn Bài giáo lý bằng tiếng Ý, tiếp theo là tổng hợp bằng tiếng Pháp.
M.D.
Bài giáo lý bằng tiếng Ý về các công trình lòng thương xót.
Thân chào quý anh chị em!
Biết bao lần, trong những tháng đầu của Năm Thánh, chúng ta đã nghe nói đến các công trình lòng thương xót! Hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta hãy nghiêm chỉnh làm một cuộc xét mình. Quả thật là hữu ích nếu đừng bao giờ quên rằng lòng thương xót không phải là một từ trừu tượng, nhưng chính là một lối sống: một con người có thể có lòng thương xót hay không có lòng thương xót; đó là một lối sống. Tôi chọn lối sống có lòng thương xót hay tôi chọn lối sống không có lòng thương xót. Nói về lòng thương xót là một chuyện, sống lòng thương xót lại là một chuyện khác. Khi dài dòng giải thích lời lẽ của thánh Giacôbê Tông Đồ (x. Gc 2, 14-17), chúng ta có thể nói rằng: lòng thương xót mà không có hành động là lòng thương xót chết từ trong nội tạng. Thật chính là như thế! Điều làm cho lòng thương xót sống động, chính là động lực bền vững của nó để đi tới gặp gỡ những nhu cầu và những thiếu thốn của những kẻ đang bần cùng về tinh thần và vật chất. Lòng thương xót có mắt để nhìn, có tai để nghe, có đôi bàn tay để nâng đỡ…

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Giới thiệu tài liệu PT: Lịch sử và Đặc sủng PT Cursillo - TTCB 3

LỊCH SỬ VÀ ĐẶC SỦNG PT CURSILLO
Theo Tư Tưởng Căn Bản, ấn bản 3
(Quà tặng Tĩnh tâm - Hội thảo Lãnh đạo Cursillo XL 2016)
 

Kính thưa quý Cha, quý Tu sĩ
Quý anh chị cursillista rất quý mến,

Phong Trào Cursillo được khai sinh vào năm 1944, tại Palma de Mallorca, Tây Ban Nha, sau cuộc nội chiến (1936-1939) và thế chiến (1939-1945). Phong Trào đã hấp dẫn giáo dân một cách mãnh liệt cho nên sau 72 năm, Phong Trào đã hiện diện trên 60 quốc gia và 800 giáo phận với hơn 10 triệu thành viên PT. Được thành lập bởi một nhóm các giáo dân được hướng dẫn bởi ông Eduardo Bonnín; đó là một phong trào mà mục đích hướng đến sự thay đổi thế giới, hướng con người đến với tự do và tình bạn thật sự. Phong trào Cursillo, đã được ban tặng vào một thời điểm và bối cảnh, vẫn còn là một công cụ tuyệt vời cho việc truyền giáo, và con người mới sẽ xây dựng một thế giới mới. Và con người mới chỉ tồn tại khi, thông qua sự tự do cá nhân của họ, họ khám phá ra sự tuỵêt diệu của tình yêu, để họ được yêu và yêu quí người khác bằng chính tình yêu họ nhận được. 
 
Tuy Phong Trào đã trưởng thành nhưng càng đi xa càng phát sinh nhiều ý kiến. Ở nhiều nơi trên thế giới đã có những biểu hiệu làm cho Phong Trào xa lìa nguồn gốc. Điều này làm cho các nhà sáng lập thấy cần có một văn bản xác định những nguyên tắc căn bản về mục tiêu để tránh khỏi chệch hướng. Chính vì vậy, ấn bản 3 của cuốn Tư Tưởng Căn Bản PT Cursillo đã ra đời nhằm giúp ACE cùng nhìn lại lịch sử PT và học hỏi Đặc Sủng Nền Tảng Phong trào.
Để đáp ứng nhu cầu học hỏi của ACE, BPV GP đã nhờ quý bác tại hải ngoại chuyển ngữ một số chương liên quan đến Đặc sủng PT và Tiền Cursillo mà PTXL đang triển khai học hỏi, đồng thời cập nhật một số thông tin liên quan Lịch sử và Đặc Sủng Sáng Lập PT.
“Sống đặc sủng nghĩa là trung kiên với đặc sủng một cách “sáng tạo”: giữ sự trung tín với nguồn cảm hứng tiên khởi của đặc sủng, đồng thời phát triển những sáng tạo cần thiết để sống trong mọi hoàn cảnh hiện nay”. (TTCB#61, ấn bản 3).
 
Ước mong quý anh chị đón nhận với lòng nhiệt thành và quảng đại, cùng chia sẻ học hỏi để thấu hiểu Đặc Sủng PT, hầu chung tay xây dựng PT Cursillo XL – VN ngày càng thăng tiến như Chúa và những vị sáng lập mong đợi.
De Colores! Ultreya!
BPV Cursillo XL
(Note: ngoài bản in đã gửi tặng quý anh chị tham dự Tĩnh tâm - Hội thảo Lãnh đạo Cursillo XL 2016, quý anh chị nào muốn có file tài liệu để nghiên cứu học hỏi, xin liên hệ trực tiếp với BPV Cursillo XL theo địa chỉ: bantin.cursilloxl@gmail.com)